Mô hình đặc biệt cần cơ chế đặc thù

Bài 1: Chưa có dịch vụ, làm sao hút khách?

Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với mục tiêu xây dựng thành trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, tập trung tái hiện, khai thác văn hóa truyền thống của 54 dân tộc, giới thiệu với nhân dân trong nước và khách quốc tế. Sau 26 năm, công trình vẫn chưa hoàn thiện, hoạt động cầm chừng.

Theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, 3 từ khóa quan trọng với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là “khách, khách và khách”. Thế nhưng, hạ tầng chưa đồng bộ, Làng hiện không dám làm truyền thông, vì sợ “khách đến đông không phục vụ được”!.

“Làng” của (cả) nước

Theo quy hoạch xây dựng chung, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có tổng diện tích 1.544ha, thuộc ranh giới hành chính các huyện Thạch Thất, Ba Vì và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Tại đây sẽ xây dựng 6 khu vực chức năng, gồm: Khu vực I tái hiện các làng dân tộc Việt Nam và cảnh quan; Khu vực II tái hiện một cách ước lệ và khái quát đất nước Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước, giữ nước và cảnh quan; Khu vực III tái hiện một số di sản văn hóa thế giới nổi tiếng thuộc các thời đại và cảnh quan; Khu vực IV là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; Khu vực V là khu dịch vụ du lịch tổng hợp, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ, khu hành chính và cảnh quan; Khu vực VI là công viên trên mặt nước, bao gồm các bến thuyền, công trình văn hóa gắn với mặt nước và cảnh quan. Kèm theo là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và các công trình phụ trợ có quy mô thích hợp.

Được khởi công xây dựng năm 1999, đến ngày 19.9.2010, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chính thức khai trương - mở cổng Làng, khai thác vận hành Khu các làng dân tộc Việt Nam thông qua tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch có sự tham gia của đồng bào các dân tộc, đồng thời song song duy trì công tác đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình theo kế hoạch.

Nghệ nhân Y Sinh, dân tộc Xơ Đăng, đang sinh hoạt tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, giới thiệu với Đoàn khảo sát về văn hóa dân tộc mình
Nghệ nhân Y Sinh, dân tộc Xơ Đăng, đang sinh hoạt tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, giới thiệu với Đoàn khảo sát về văn hóa dân tộc mình

Hàng năm, có 3 sự kiện thường niên được tổ chức tại Làng: Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc; Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19.4; và Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam. Đây là các sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.

Với chủ trương “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, từ cuối năm 2015, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã phối hợp với các địa phương trong cả nước huy động đồng bào các dân tộc về Làng. Hiện đồng bào 16 dân tộc luân phiên hoạt động thường xuyên tại Làng, góp phần tạo sức sống cho từng ngôi làng, với các hoạt động, sự kiện hàng ngày, hàng tháng, tổ chức tái hiện nhiều lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực dân gian, dân ca dân vũ…

Du khách giờ đây chỉ cần đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là có thể tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa truyền thống 54 dân tộc. Đó là nét độc đáo, cũng là mục tiêu chính khi quyết định xây dựng Làng. “Nhiều học sinh, phụ huynh lên đây mới lần đầu tiên biết nhà dài, nhà rông... Hay như nhà truyền thống của đồng bào Xơ Đăng, nhiều nơi phải đến Làng xin hồ sơ kiến trúc”, Quyền Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung cho biết.

5/6 khu chức năng chưa thu hút được đầu tư

Mục tiêu, ý nghĩa lớn, được đầu tư không ít, nhưng qua cuộc làm việc của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam mới đây, mọi thứ vẫn đang bộn bề.

Theo báo cáo, đến nay mới cơ bản hoàn thành Khu các làng dân tộc Việt Nam (Khu vực I) và Khu Quản lý điều hành văn phòng, cùng hạ tầng kỹ thuật chung, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhưng tỷ lệ vốn cấp tới hết năm 2023 chỉ đạt 65,2% so với kế hoạch vốn tại Quyết định số 540/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nên mới triển khai được 7/10 dự án thành phần, một số dự án dở dang, trong đó có dự án Khu các làng dân tộc IV, dự án hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Khu các làng dân tộc, Khu nghi lễ thờ Tổ… Thậm chí, dự án Khu Lâm Viên chưa được xác lập vốn để triển khai.

Với 5 khu chức năng còn lại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Ban Quản lý Làng làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng; tổ chức một số hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, để giúp hiện thực hóa các ý tưởng và dự án đầu tư. Thế nhưng hiện chưa thu hút được nhà đầu tư nào, trừ Khu dịch vụ du lịch tổng hợp có một nhà đầu tư đã hoàn thành bước quyết định chủ trương đầu tư, đang triển khai lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000.

Nguyên nhân chưa thu hút được đầu tư vào các khu chức năng, theo ông Trịnh Ngọc Chung, các cơ chế, chính sách đặc thù đã ban hành hạn chế hiệu lực do bị các luật chuyên ngành điều chỉnh. Giá đất áp dụng theo khu vực được UBND thành phố Hà Nội ban hành cao nên khó thu hút đầu tư đối với các dự án văn hóa, du lịch. “Nhiều nhà đầu tư sau khi nghiên cứu, tính toán hiệu quả đầu tư đều mong muốn được hưởng cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với giá cho thuê đất tính theo quy định hiện hành”.

Riêng khu công viên trên mặt nước, mực nước hồ Đồng Mô không ổn định vì còn phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp lân cận. Ông Trịnh Ngọc Chung cho biết, thành phố Hà Nội đang triển khai dự án cải tạo Sông Tích và khi hoàn thành, hồ Đồng Mô không phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu, bảo đảm cote nước, lúc đó mới có khả năng thu hút đầu tư.

Chính vì không kêu gọi được đầu tư vào các khu chức năng, dẫn đến hạ tầng của Làng chưa đồng bộ, hầu như chưa có dịch vụ phục vụ khách tham quan. Làng cũng không dám làm truyền thông, chủ yếu truyền thông theo sự kiện, vì sợ khách đến đông không phục vụ được.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.