Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ 5 bước xử trí đúng khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu mũi (hay chảy máu cam) là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều cha mẹ chưa được trang bị kiến thức xử trí đúng cách.

Chảy máu cam có thể xuất hiện vì nhiều lý do, bao gồm: Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài; Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang; Trẻ ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác; Trẻ xì mũi quá mạnh; Trẻ nhét dị vật vào mũi; Rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón.

Một số nguyên nhân khác như Vách ngăn mũi bị vẹo; Thở oxy qua ống thông mũi; Nguyên nhân từ một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi; Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu); Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu. Rất hiếm khi, các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi.

TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn phụ huynh 5 bước xử trí khi trẻ bị chảy máu cam. Cụ thể:

Bước 1: Trấn an, động viên, an ủi để trẻ không hoảng sợ.

Bước 2: Giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, nghiêng đầu nhẹ về phía trước.

Bước 3: Bóp mũi: Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt hai bên cánh mũi của trẻ khoảng 10 phút. Chú ý, không bóp phần xương sống mũi hay ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một bên mũi.

Bước 4: Thả tay ra sau 10 phút và chờ đợi, giữ im lặng. Nếu máu không ngừng chảy, lặp lại bước này. Nếu sau hơn 10 phút nữa mà máu vẫn chảy, cha mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Bước 5: Sau bước sơ cứu, để trẻ nằm nghỉ một lúc. Nếu thấy máu vẫn chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng. Tránh để trẻ nuốt máu vì có thể gây nôn mửa, khó chịu.

Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ 5 bước xử trí đúng khi trẻ bị chảy máu cam -0
Phụ huynh cần nhanh chóng xử trí khi trẻ bị chảy máu cam (Hình minh hoạ)

Bác sĩ Duy khuyến cáo, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện khi thấy con có một trong các biểu hiện sau:

- Không cầm máu sau khi sơ cứu trong vòng 20 phút.

- Chảy máu tái đi tái lại nhiều lần.

- Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu.

- Chảy máu do chấn thương.

- Cảm thấy người yếu, chóng mặt.

- Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi đã ngồi ngả đầu về phía trước.

- Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới.

- Chảy máu mũi đi kèm các vết tím khắp cơ thể hoặc kèm chảy máu ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu.

- Đang dùng các thuốc chống đông máu.

- Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, thận, Hemophilia hoặc mới trải qua hóa trị liệu.

Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng
Tin tức

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng

Theo Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng với hơn 1.000 ca mỗi năm. Điều đặc biệt là chúng ta đã làm chủ hầu hết các kỹ thuật ghép tạng