Bác sĩ cảnh báo, nguy hiểm từ những bài thuốc dân gian trị vết thương

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ người dân tự ý đắp lá cây không rõ nguồn gốc, rượu ngâm,... để trị vết thương gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. Do vậy, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ những bài thuốc dân gian này.

Bỏng da độ II do bài thuốc đắp lá

Trường hợp bệnh nhân L.V.N (39 tuổi, Quảng Ninh) nhập viện do tổn thương bỏng da độ II vùng lưng khi sử dụng bài thuốc dân gian đắp lá.

Khai thác thông tin, cách vào viện 1 tuần, người bệnh tái phát đau lưng, đau lan xuống chân 2 bên tê mỏi liên tục, cảm giác đau tăng khi vận động hay ho hắt hơi, cúi ngửa hạn chế. Tuy nhiên, ngưởi bệnh không đến viện khám mà tự đọc trên mạng tìm một loại lá cây đem giã trộn với muối đắp điều trị.

Bác sĩ cảnh báo, nguy hiểm từ những bài thuốc dân gian trị vết thương -0
Vết bỏng ở vùng lưng của người bệnh sau khi tự đắp lá chữa đau lưng (Ảnh: BVCC)

Sau 3 ngày, vùng da đắp thuốc bị phỏng rộp. Người bệnh đã đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điện Uông Bí. Kết quả chẩn đoán: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, bỏng độ II vùng thắt lưng kích thước khoảng 3x6cm. 

Tại đây, người bệnh được điều trị giảm đau chống viêm, giãn cơ, chăm sóc vệ sinh vết bỏng, kết hợp điều trị các thủ thuật Y học cổ truyền như điện châm, thuỷ châm, xoa bó. Sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng đau lưng đã giảm, bệnh nhân có thể vận động cúi ngửa dễ dàng hơn, vết bỏng vùng thắt lưng bong vảy thành sẹo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân, khi chưa biết rõ tác dụng và cách sử dụng các loại lá có tác dụng chữa bệnh, tuyệt đối không làm theo những phương pháp chưa được kiểm chứng, hoặc tự ý sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc trôi nổi, quảng cáo tràn lan trên mạng…

Đồng thời, mọi người cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị đúng cách, tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. 

Suýt hoại tử cánh tay do sử dụng các biện pháp dân gian

Bệnh viện E thông tin, tiếp nhận nam bệnh nhân (17 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng vết thương chảy mủ, sưng nề, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, cơ co cứng, khó vận động ở cẳng tay và bàn tay. Nguyên nhân, do người bệnh sử dụng các biện pháp dân gian “chữa” vào vết thương.

Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh bị thương do mảnh kính vỡ rơi vào tay nhưng thay vì đến bệnh viện, người nhà lại áp dụng các phương thức dân gian: nhai, đắp lá cây không rõ nguồn gốc hoặc bôi mật gấu, rượu ngâm… với hi vọng người bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, sau khi sử dụng các phương pháp dân gian trên, vết thương không những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn.

Vết thương chảy mủ, sưng nề, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, cơ co cứng, khó vận động… Lúc này, gia đình mới vội vàng đưa người bệnh đến Bệnh viện E để kiểm tra, điều trị.

Bác sĩ cảnh báo, nguy hiểm từ những bài thuốc dân gian trị vết thương -0
Cánh tay suýt hoại tử của người bệnh (Ảnh minh họa)

ThS.BS Nguyễn Phú Tiến – khoa Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng xuất hiện vết thương vùng cẳng tay, ngón I và III bàn tay phải do tai nạn sinh hoạt. Vết thương xuất hiện dịch đục, tấy đỏ quanh mép vết thương, có nhiều dị vật lá cây được đắp trên vết thương.

“Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành khám lâm sàng đánh giá mức độ nguy hiểm của vết cắt trên cánh tay của người bệnh. May mắn người bệnh vận động được cổ bàn tay, ngón tay”, bác sĩ Nguyễn Phú Tiến thông tin .

Các bác sĩ nhanh chóng loại bỏ dị vật, làm sạch vết thương và khẩn trương lên phác đồ điều trị cho người bệnh; hẹn thay băng hàng ngày tại bệnh viện để theo dõi và đánh giá vết thương nhằm tầm soát các biến chứng nguy hiểm…

Theo ThS.BS Nguyễn Phú Tiến, chỉ vì sai lầm và thiếu hiểu biết trong việc xử lý các vết thương tại nhà bằng phương pháp dân gian không kiểm chứng khoa học như đắp các loại thuốc lá vào vị trí vết thương, có thể làm các tổn thương diễn biến nặng và trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Đặc biệt, có trường hợp tổn thương gân, mạch máu, thần kinh bị bỏ sót gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh.

Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh khi gặp những tai nạn gây vết thương chảy máu nên tìm khăn, vải hoặc quần áo sạch băng bó vết thương và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Ngoài ra, tránh dùng những vật liệu bẩn (lá cây, thuốc lào, cát…) đắp vào vết thương dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do có dị vật bẩn trong vết thương, thậm chí dẫn đến việc phải cắt cụt chi và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.