Bạc Liêu: Kỷ niệm 103 năm ra đời bài “Dạ cổ hoài lang"

Tối 6.9, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 13 ngày sân khấu Việt Nam và 103 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Bạc Liêu tổ chức Lễ kỷ niệm 103 năm bài “Dạ cổ hoài lang ra đời” -0
Lễ kỷ niệm lần thứ 13 ngày sân khấu Việt Nam và 103 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang”

Sự kiện nhằm ghi nhận sự cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sĩ, soạn giả đã có công phát triển bản Dạ cổ hoài lang và xây dựng phát triển nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam nói chung, sân khấu cải lương nói riêng. Với người nghệ sĩ, ngày giỗ tổ cổ nhạc luôn là một ngày đặc biệt quan trọng và hết sức thiêng liêng, ý nghĩa. Về mặt tâm linh, mong tổ nghiệp phù hộ cho người nghệ sĩ luôn thành công trên con đường nghệ thuật, được khán giả yêu mến.

Bên cạnh đó, bản Dạ cổ hoài lang được xem là tiền đề cho bản vọng cổ và nghệ thuật sân khấu cải lương ngày nay. Cách đây 103 năm, đúng vào đêm Rằm tháng 8 năm 1919, tại Làng Vĩnh Hương, tổng Thạnh Hòa, tỉnh Bạc Liêu (nay là Phường 2, thành phố Bạc Liêu) xuất hiện một tác phẩm văn học nghệ thuật độc đáo, làm run động lòng người. Bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và đã trải qua một khoảng thời gian hàng trăm năm, bản Dạ cổ hoài lang đã thực sự khoe sắc, tỏa hương trong rừng hoa nghệ thuật. Bản Dạ cổ hoài lang đã dần lột xác từ nhịp đôi đến nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32, nhịp 64 và trở thành bài ca trụ cột trong loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ.

Cố Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê đã từng khẳng định: “Trong cổ nhạc Việt Nam, chưa có bài bản nào được như “Dạ cổ Hoài lang” biến thành vọng cổ, từ một sáng tác cá nhân đã biến thành một sáng tác tập thể, sanh ra từ đầu thế kỷ, lớn lên sống mạnh, biến hóa thiên hình vạn trạng, mà sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu”.

Bạc Liêu tổ chức Lễ kỷ niệm 103 năm bài “Dạ cổ hoài lang ra đời” -1
Buổi biểu diễn nghệ thuật của đoàn cải lương Cao Văn Lầu

Thực tế cho thấy, tên tuổi của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và giá trị nghệ thuật của bản Dạ cổ Hoài lang đã thật sự đi vào lòng người trong suốt 103 năm qua. Chính bản “Dạ cổ Hoài lang” đã góp phần cho nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ, danh ca, danh cầm, nhiều tác giả, soạn giả là người Bạc Liêu nổi danh trên sân khấu cải lương như: Sáu Lầu, Ba Chột, Hai Thơm, Bảy Cao, Năm Nghĩa, Cô Ba Vàm Lẽo, Bảo Quốc, Thanh Nguyệt, Ánh Hồng, Yên Lang, Trọng Nguyễn…

Với ý nghĩa và giá trị ấy đã được Đảng bộ, nhân dân Bạc Liêu và giới văn nghệ sĩ trong cả nước tôn vinh, tên của ông được đặt tên một con đường, một Rạp hát và Nhà hát mang tên Cao Văn Lầu. Đặc biệt là, “Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và còn là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu còn là nơi trưng bày, giới thiệu hình ảnh về Đờn ca tài tử và nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ, là khu sinh hoạt văn hóa truyền thống, là điểm hẹn, là nơi hội tụ các văn nghệ sĩ, nghệ nhân, là điểm tham quan hấp dẫn cho du khách và những người mộ điệu nghệ thuật đờn ca tài tử, sân khấu cải lương trong và ngoài nước.

Bạc Liêu tổ chức Lễ kỷ niệm 103 năm bài “Dạ cổ hoài lang ra đời” -2
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã đến thắp hương tri ân cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu - người đã cho ra đời bản "Dạ cổ hoài lang" bất hủ

103 năm và hơn nữa, Dạ cổ hoài lang vẫn còn thổn thức, khúc nhạc lòng ấy nối mạch cảm xúc cho việc sáng tác cũng như cảm thụ dòng nhạc dân tộc nhiều thế hệ về sau.

Trước đó, tại Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu), lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã đến thắp hương tri ân cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu - tác giả bản "Dạ cổ hoài lang" bất hủ, bản sắc văn hoá độc đáo của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Văn hóa

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.