Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Ưu tiên đầu tư vùng khó khăn

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, tạo động lực lớn cho tỉnh đẩy nhanh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh đã phân bổ trên 3.300 tỷ đồng thực hiện các nội dung chính sách của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn; giải quyết những vấn đề bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt, sắp xếp bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu. Đến nay, toàn tỉnh đã chung tay xóa được gần 1.100 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo bảo đảm “3 cứng”…

Điển hình như huyện Chợ Mới, nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình 1719) và các nguồn vốn từ các dự án, chương trình, chính sách khác, kết thúc năm 2023, huyện Chợ Mới đã có 29 chỉ tiêu chủ yếu cơ bản đạt và vượt kế hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; ngành nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện đã công nhận thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân/người là 40,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 2 - 2,5%, năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,14%, hộ cận nghèo là 10,66%.

Cùng với đầu tư hạ tầng, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, tỉnh Bắc Kạn đặc biệt chú trọng các hợp phần hỗ trợ sản xuất cho đồng bào DTTS. Như tại Pác Nặm - huyện khó khăn nhất của tỉnh, riêng năm 2023 đã thực hiện 4 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng về chăn nuôi và trồng trọt tại 2 xã Bằng Thành và Bộc Bố. Đồng thời, triển khai 2 dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa, quy mô 100 con/dự án ở xã Bằng Thành; 1 dự án trồng lê quy mô 5ha và 1 dự án chăn nuôi bò sinh sản quy mô 30 con tại xã Bộc Bố với mục tiêu tạo sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị, năng suất và chất lượng sản phẩm.

dai-khao-fddcb63f85f7.jpg
Thực hiện hiệu quả các Chương trình đã giúp đời sống đồng bào các DTTS tỉnh Bắc Kạn ngày càng nâng cao. Ảnh Thu Trang

Từ nguồn vốn của Chương trình 1719, trong hai năm 2022 - 2023, tỉnh đã có 57 công trình nước sinh hoạt tập trung được triển khai tại các thôn, bản còn khó khăn về nước sạch. Ngoài ra, tỉnh cũng giao trên 18 tỷ đồng cho các địa phương mua téc nước, vòi nước, tạo nguồn nước sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS, góp phần nâng cao sức khoẻ của cộng đồng. Đồng thời, thực hiện nhiều chương trình, dự án vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2019 - 2024 như chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số”; Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS”… Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, kéo giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người dân

Chính sách của các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình 1719 đã từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, tạo cơ hội việc làm và ổn định thu nhập cho người dân vùng nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận ngày càng tốt hơn đến các dịch vụ cơ bản của xã hội. Đồng thời, tạo niềm tin của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đối với sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đại diện Sở Tài chính, 2022 - 2024 là giai đoạn đầu thực hiện các Chương trình MTQG nên các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương ban hành chưa kịp thời, nhiều nội dung chưa rõ ràng, đồng bộ, thống nhất. Nắm bắt được những khó khăn đó, Sở đã chủ động nghiên cứu, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các Chương trình cho các đơn vị, địa phương. Đến thời điểm này, các khó khăn đã cơ bản được giải quyết. Trên cơ sở kiến nghị của các địa phương, các bộ, ngành Trung ương cũng đã ban hành nhiều quy định, văn bản hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương. Từ đó, các địa phương đã bớt lúng túng trong triển khai thực hiện, công việc dần đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định, như: nhận thức, cách hiểu, cập nhật, nghiên cứu văn bản của cán bộ, công chức cấp xã chưa đầy đủ và còn những hạn chế; số lượng công chức cấp xã trực tiếp triển khai thực hiện các Chương trình MTQG rất ít và phải thực hiện rất nhiều công việc khác của địa phương. Bên cạnh đó, vẫn còn một số văn bản hướng dẫn chưa thực sự rõ ràng; quy trình triển khai thực hiện một số dự án có tỷ trọng vốn lớn khá phức tạp, phải thực hiện qua nhiều bước… dẫn đến việc tổ chức thực hiện các Chương trình còn chậm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV.2024, nhiều địa phương đã hiến kế giải pháp thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG. Theo đó, các đại biểu cho rằng, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp phải quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện, phát huy tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là vai trò của người đứng đầu và bộ phận tham mưu trực tiếp. Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát tình hình triển khai thực hiện các Chương trình tại các đơn vị, địa phương; kịp thời nắm bắt những bất cập, khó khăn, vướng mắc để trực tiếp hướng dẫn hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân đối với công tác dân tộc và các chính sách dân tộc. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị phải tham gia; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người dân tộc thiểu số, nhất là người dân tộc thiểu số nghèo…

Địa phương

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: TL
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị Long Thành

Tại Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt vừa được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh: Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và sông Đồng Nai được xác định là 2 lợi thế cực kỳ lớn của tỉnh trong quá trình phát triển. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đối với đô thị Long Thành sẽ là cơ sở khai thác, phát huy hết lợi thế phát triển.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức
Địa phương

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18.11.1930-18.11.2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Quang cảnh hội thảo
Trên đường phát triển

Sự kiện "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau” vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"

Sông Đốc rộn ràng không khí chào mừng ngày truyền thống hào hùng năm xưa
Trên đường phát triển

Sông Đốc hôm nay

70 năm trước, tại Sông Đốc đã diễn ra một cuộc chia ly ngời sắc đỏ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, các học sinh miền Nam, cả những em bé vài tháng tuổi đã lên tàu tập kết ra Bắc với niềm tin "ra đi để trở về". 70 năm sau, Sông Đốc đã trở  thành một thị trấn sầm uất, những người ra đi năm xưa và những người ở lại đã chung tay thực hiện ước nguyện xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ.

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Trên đường phát triển

Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh, giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, an sinh xã hội vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với người dân nói chung và những đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng 130 gói thầu tiết kiệm 0 đồng, thế chấp nhiều hợp đồng tại ngân hàng
Địa phương

Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng 130 gói thầu tiết kiệm 0 đồng, thế chấp nhiều hợp đồng tại ngân hàng

Thời gian gần đây, Công ty TNHH Y tế Việt Tiến liên tục trúng hàng trăm gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị y tế tại nhiều địa phương. Trong đó có 130 gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm 0 đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này hiện đang phải thế chấp hàng loạt hợp đồng, tài sản tại ngân hàng để vay tiền.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Một góc xã vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên) nhìn từ trên cao.
Trên đường phát triển

Tiếp động lực để đồng bào các dân tộc vươn lên

Thời gian qua, các chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Ninh đã thực sự phát huy hiệu quả, nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra nhiều nguồn lực, động lực giúp nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS, nhất là tại các huyện miền núi, hải đảo.