Bắc Giang: Kết nối để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

LÊ BÁ XUYÊN - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vươn lên thoát nghèo, những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm, chú trọng và tâp trung nguồn lực nhằm thực hiện các chính sách dân tộc.

Trăn để tìm ra lối thoát nghèo

Để tìm ra hướng thoát nghèo cho bà con, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách dân tộc và ban hành chính sách đặc thù của tỉnh như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng... Qua đó, đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) phát triển. 

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã vùng DTTS đã có những thay đổi căn bản, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng công tác y tế, giáo dục và đào tạo trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo xã ĐBKK giảm từ 51,61% năm 2015 xuống còn 13,45% năm 2020, không còn hộ đói.

Bên cạnh đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường... Tuy nhiên, so với bình quân chung của cả nước, của tỉnh, vùng DTTS và MN vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh; cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục hạn chế; nhận thức pháp luật thấp nhất...

Bắc Giang: “Kết nối” để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi -0
Đầu tư xây dựng ngầm, cầu dân sinh, đảm bảo kết nối với vùng sâu, vùng xa của tỉnh trong mùa mưa bão, giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, 4 nhiệm vụ trọng tâm mang tính giải pháp đột phá trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, nội dung “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong vùng, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong tỉnh” được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Những câu hỏi xoay quanh chủ đề: Làm thế nào để giảm dần sự phân hóa về chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền; đâu là "điểm nghẽn" cản trở sự phát triển của vùng DTTS và MN, trong giai đoạn cần tham mưu chính sách để giúp đồng bào thoát nghèo... luôn là những trăn trở của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc tỉnh Bắc Giang. Qua quá trình công tác ở vùng đồng bào DTTS, chúng tôi chứng kiến cảnh mưa rừng bên bờ suối cả giờ đồng hồ cho tới khi nước rút mới dám đi qua, hoặc thông tin về những người dân bị lũ cuốn khi đi qua các khe suối trong mùa mưa bão... Trước thực trạng ấy, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã có ý tưởng phải quyết tâm đầu tư xây dựng ngầm, cầu dân sinh, đảm bảo sự kết nối với vùng sâu, vùng xa của tỉnh trong mùa mưa bão, giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo.

Chủ động, tích cực

Tại buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Động tháng 4.2021, đại diện Ban Dân tộc tỉnh đã phát biểu ý kiến về đề xuất chủ trương xây dựng chính sách đầu tư ngầm, cầu dân sinh. Ngay sau đó, Thường trực Tỉnh ủy đồng ý chủ trương tại Thông báo số 246-TB/TU ngày 16.4.2021 và giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông -  Vận tải, UBND các huyện tiến hành rà soát các điểm “đứt, gãy” về giao thông trong mùa mưa, bão...

Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã chủ động, tích cực phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, các ngành liên quan, UBND các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế tiến hành kiểm tra, rà soát thực tế các điểm bị “cô lập, đứt, gãy” trong mùa mưa... Kết quả vùng DTTS và MN có 73 điểm “đứt, gãy” giao thông trong mùa mưa, lũ trên địa bàn 68 thôn, bản thuộc 34 xã (27 xã khu vực III, 6 xã khu vực II, 1 xã khu vực I) của 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.

Bắc Giang: “Kết nối” để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi -0
Ngầm dân sinh xã Tuấn Đạo và thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Những điểm “đứt, gãy” này là nơi kết nối giao thông hàng ngày của 13.114 hộ dân; trong đó, có 8.681 hộ người DTTS, chiếm 66,2%. Qua điều tra, khảo sát cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của khu vực này chiếm 18,36% (cao hơn 5,8 lần so với bình quân chung của tỉnh); đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ở đây còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển; việc buôn bán, giao thương hàng hóa, điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ y tế - giáo dục - an sinh xã hội hạn chế; bên cạnh đó luôn tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn giao thông. Khu vực này đang là “lõi nghèo” của tỉnh.

Quyết sách hợp lòng dân

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng tại 73 điểm này, xét thấy đầu tư 64 ngầm dân sinh và 9 cầu dân sinh để người dân có thể đi lại trong mùa mưa bão. Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật, nhu cầu xây dựng các ngầm dân sinh... xác định tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 165 tỷ đồng. Trên cơ sở đề xuất của Ban Dân tộc tỉnh, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số số 49/NQ-HĐND ngày 10.12.2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 511/KH-UBND ngày 15.10.2021 về đầu tư xây dựng công trình ngầm, cầu dân sinh trên địa bàn vùng DTTS tỉnh Bắc Giang giai đọan 2022 - 2024.

Theo đó, giai đoạn 2022 - 2024 ngân sách tỉnh sẽ đầu tư hỗ trợ 150 tỷ đồng; ngân sách huyện và các nguồn vốn khác đối ứng 15,5 tỷ đồng. Nguồn vốn đối ứng của ngân sách huyện chủ yếu dành cho chi phí khảo sát, thiết kế, lập dự toán và đối ứng với các công trình ngầm, cầu có tổng mức đầu tư lớn hơn định mức hỗ trợ của UBND tỉnh (2 tỷ đồng/1 ngầm và 2,5 tỷ đồng/1 cầu dân sinh) hoặc những công trình ngầm, cầu cần phải giải phóng mặt bằng, đầu tư thêm đường dẫn tới chân công trình.

Bắc Giang: “Kết nối” để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi -0
Ngầm dân sinh xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Do các công trình xây dựng đều ở vùng sâu, vùng xa, nên để phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý, giám sát, đảm bảo chất lượng công trình, Ban Dân tộc tỉnh đã đề xuất chia làm 4 dự án (mỗi huyện một dự án) thuộc 4 huyện: Sơn Động (79,930 tỷ  đồng), Lục Ngạn (27,3 tỷ đồng), Lục Nam (45,22 tỷ đồng), Yên Thế (13,050 tỷ đồng).

Ngay sau khi có chủ trương đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, thành lập Tổ quản lý đầu tư xây dựng công trình ngầm, cầu dân sinh; đề xuất phân bổ vốn đầu tư; đôn đốc UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và khởi công thực hiện dự án theo Kế hoạch. Đến hết tháng 11 năm 2022, đã có 25 công trình (22 ngầm, 3 cầu dân sinh) đã được khởi công xây dựng, trong đó: Sơn Động 12 công trình; Lục Ngạn 4 công trình; Lục Nam 7 công trình và Yên Thế 2 công trình; giá trị xây lắp ước đạt hơn 40 tỷ đồng, bằng 89% kế hoạch vốn của năm 2022. Các chủ đầu tư cam kết sẽ giải ngân hoàn thành 100% kế hoạch nguồn vốn của năm 2022.

Việc đầu tư xây dựng các công trình ngầm, cầu dân sinh vùng DTTS và MN sẽ góp phần “xóa các điểm đứt, gãy” về giao thông, tăng “kết nối” với vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là chủ trương có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, chính trị - xã hội, thực hiện đúng quan điểm của Đảng ta là: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; tạo niềm tin của đồng bào các DTTS vào sự lãnh đạo của Đảng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh. Do đó, chủ trương luôn nhận được sự đồng tình rất cao của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các huyện vùng DTTS.

Đời sống

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.