Xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội

Ba Vì đối mặt nhiều khó khăn

Đã hết nửa chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020 nhưng huyện Ba Vì, TP Hà Nội hiện mới có 13/30 xã đạt chuẩn. Bên cạnh thiếu và yếu nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho các tiêu chí cứng, đặc biệt là nhà văn hóa, thì các tiêu chí về nâng cao thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tổ chức lại sản xuất, môi trường… của huyện cũng còn khá gian nan.

16 xã chưa đạt tiêu chí thu nhập

 “Năm nay, huyện Ba Vì tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành những vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao để nông sản có năng suất, chất lượng, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, phấn đấu năm 2018 hoàn thành NTM ở 2 xã Chu Minh và Phú Cường, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 15/30 xã. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm mới để nâng cao thu nhập, giảm dần hộ nghèo theo chuẩn mới”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần

Với đặc điểm là huyện khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc, xa trung tâm Thủ đô, Ba Vì là địa phương có tốc độ thực hiện xây dựng NTM chậm nhất Hà Nội. Đến nay, toàn huyện mới có 13/30 xã đạt chuẩn NTM. Trong số những xã chưa về đích thì 6 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, có xã mới đạt 7 - 8 tiêu chí và có đến 16 xã chưa đạt tiêu chí thu nhập.

Ba Vì là một trong những xã miền núi khó khăn, nhiều đồng bào DTTS nhất của huyện. Đến nay, xã mới đạt 8/19 tiêu chí, 3 tiêu chí cơ bản đạt và 8 tiêu chí chưa đạt. Trong đó, tiêu chí thu nhập, lao động việc làm vô cùng nan giải. Chủ tịch UBND xã Ba Vì Dương Trung Liên cho biết, xã hiện chỉ có 21ha đất trồng lúa, địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu khắc nghiệt, nên sản xuất bấp bênh, nguồn lương thực chỉ bảo đảm 3 tháng. Thu nhập bình quân của xã đến nay mới đạt hơn 14 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 28%. Theo ông Liên, chỉ có khoảng 1/4 lao động địa phương có việc làm thường xuyên. Do đó, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo là nhiệm vụ rất khó khăn. Bên cạnh các tiêu chí trên, xã Ba Vì hiện chưa có cấp trường nào đạt chuẩn. Đối với cơ sở vật chất văn hóa, xã có 3 thôn đều đã xây dựng nhà văn hóa, chỉ còn thiếu thiết chế văn hóa, trang thiết bị và sân thể thao. Nhà văn hóa trung tâm xã đã có quy hoạch với mức đầu tư khoảng 6 tỷ đồng nhưng đến nay chưa triển khai do không có kinh phí.

ĐMột số gia đình ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì làm thêm nghề thuốc nam để nâng cao thu nhập Ảnh: Đào Cảnh
ĐMột số gia đình ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì làm thêm nghề thuốc nam để nâng cao thu nhập
Ảnh: Đào Cảnh

Giống như xã Ba Vì, xã Khánh Thượng cũng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số lớn, diện tích đất chủ yếu là lâm nghiệp, ít nghề phụ nên thu nhập của người dân bấp bênh. Hiện nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 19 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ xếp sau Ba Vì, với 10,06%. Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hữu Thịnh, Khánh Thượng mới có 9/19 tiêu chí đạt, còn lại có mức đạt rất thấp. Cụ thể: Xã có 13 thôn thì 6 thôn chưa có hệ thống mạng, chỉ có 6 nhà văn hóa thôn; toàn xã có 1 trường THCS và 1 trường tiểu học A đạt chuẩn, còn lại trường tiểu học B và 2 điểm trường mầm non chưa được đầu tư, hạ tầng chưa bảo đảm. Khánh Thượng cũng chưa được đầu tư điểm thu gom rác để đáp ứng tiêu chí môi trường.

Khó khăn của hai xã Ba Vì và Khánh Thượng cũng là khó khăn chung ở các xã chưa đạt chuẩn trên địa bàn huyện Ba Vì. Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoàng Trúc Phong, các xã Chu Minh, Phú Cường năm 2018 phấn đấu về đích cũng mới đạt 12/19 tiêu chí. Cả hai xã này vẫn đang vướng tiêu chí về cơ sở vật chất trường học; thu nhập cũng mới đạt 37 triệu đồng/người/năm (trong khi mục tiêu năm 2018 là 41 triệu đồng/người/năm).

Cần hỗ trợ nhiều mặt

Thực tế cho thấy, đối với các địa phương miền núi, địa hình rộng, dân cư phân bố rải rác thì việc thực hiện các tiêu chí cần nhiều kinh phí là vô cùng khó khăn. Sự không thuận lợi trong canh tác sản xuất khiến các tiêu chí thu nhập, lao động việc làm, hộ nghèo trở nên nan giải, cần sự hỗ trợ cả về nguồn lực và định hướng của các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Trao đổi với phóng viên, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoàng Trúc Phong cho biết, xây dựng một trường học đạt chuẩn có khi mất vài chục tỷ đồng, một nhà văn hóa cũng vài tỷ đồng. Trong khi đó, hạ tầng ở Ba Vì còn thiếu rất nhiều, hiện 13/30 xã chưa đạt tiêu chí cơ sở vật chất trường học, 30/30 xã chưa có trung tâm văn hóa xã, rất nhiều thôn chưa có nhà văn hóa… Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư xây dựng NTM từ ngân sách hạn chế, chưa huy động và thu hút được nhiều đơn vị tham gia. Các xã cũng chưa chủ động xây dựng kế hoạch khai thác nguồn lực từ đất để xây dựng NTM, mà vẫn chủ yếu trông chờ vào kinh phí hỗ trợ từ cấp trên.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đình Dần cho hay, Ba Vì chủ trương chỉ đạo các xã thực hiện và gìn giữ các tiêu chí cần ít kinh phí. Bên cạnh đó, huyện sẽ tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của thành phố, chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách huyện để hỗ trợ đồng bào cải tạo hạ tầng phục vụ sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn để bà con có thêm nghề phụ, nâng cao thu nhập. Huyện cũng mong muốn thành phố tiếp tục có cơ chế chính sách huy động nguồn lực và ưu tiên phân bổ kinh phí cho các xã phấn đấu về đích NTM năm 2018; ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, xem xét bổ sung quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo Nghị quyết 25 của thành phố để tạo thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập.

Nhịp sống Hà Nội

Chủ động kịch bản bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử
Nhịp sống Hà Nội

Chủ động kịch bản bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử

Với sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến nay, các bước chuẩn bị bầu cử trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đã cơ bản hoàn tất. Đặc biệt, quận Nam Từ Liêm được thành phố đánh giá là một trong những địa phương chủ động trong việc xây dựng, hoàn thiện phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống về an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ngày hội của toàn dân diễn ra thành công, an toàn, thông suốt. Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Cường - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm - xoay quanh nội dung này.
Tháo gỡ những bất cập trong công tác bầu cử thông qua giám sát
Nhịp sống Hà Nội

Tháo gỡ những bất cập trong công tác bầu cử thông qua giám sát

HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát của HĐND thành phố về việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác bầu cử ĐBQH Khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn thủ đô. Đoàn giám sát sẽ do Chủ tịch HĐND thành phố, Chủ tịch Ủy ban bầu cử TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm trưởng đoàn.
Xây dựng bộ máy tinh gọn với những cán bộ thực sự "vì dân"
Nhịp sống Hà Nội

Xây dựng bộ máy tinh gọn với những cán bộ thực sự "vì dân"

Theo dự thảo Chương trình số 01-CTr/TU được lấy ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 3 diễn ra vào ngày 11.3, Thành ủy Hà Nội xác định mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Thành phố thực sự gương mẫu, tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín.
Sớm phê duyệt để giải quyết sinh kế cho người dân
Nhịp sống Hà Nội

Sớm phê duyệt để giải quyết sinh kế cho người dân

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị cho ý kiến về chủ trương hoàn thiện Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5.000), Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định đây là Đồ án tốt nhất từ trước đến nay, dự kiến nếu đủ điều kiện sẽ phê duyệt, ban hành quy hoạch vào tháng 6.2021.
Quyết đi đến cùng việc xử lý các dự án đất chậm triển khai
Nhịp sống Hà Nội

Quyết đi đến cùng việc xử lý các dự án đất chậm triển khai

Trước thực trạng công tác quản lý đất đai, đặc biệt là tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, HĐND thành phố đã quyết định thành lập Đoàn giám sát để tái giám sát nội dung này bởi đây là những vấn đề "nóng", có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội thủ đô.
Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
Nhịp sống Hà Nội

Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thay mặt Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã có bài tham luận với chủ đề “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả
Nhịp sống Hà Nội

Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả

Năm 2021 là thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm khởi đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm yêu cầu bứt tốc kinh tế - xã hội sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, cũng là năm tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chính vì vậy, hoạt động HĐND các cấp thành phố Hà Nội sẽ thực hiện theo phương châm “đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả” để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Siết chặt chi thường xuyên
Góc nhìn

Siết chặt chi thường xuyên

Nhờ đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội đã giảm tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách nhà nước từ 58,8% năm 2016 xuống còn 51,2% năm 2020; tiết kiệm chi thường xuyên hơn 13.000 tỷ đồng. Đây là thông tin đáng chú ý tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội vừa qua.
Công khai, minh bạch thông tin về dịch bệnh
Thị trường

Công khai, minh bạch thông tin về dịch bệnh

Ngày 8.3, hoạt động mua sắm tại siêu thị và chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội đã bình thường trở lại, giá các mặt hàng như gạo, thịt lợn, rau... không tăng. Trong cuộc họp khẩn vào sáng qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết Hà Nội đang giai đoạn nguy cơ lây nhiễm cao, thành phố sẽ công khai, minh bạch thông tin về dịch để người dân yên tâm, đồng thời đề nghị mọi người dân nêu cao trách nhiệm phòng, chống dịch.
Chủ động, điềm tĩnh và trách nhiệm
Góc nhìn

Chủ động, điềm tĩnh và trách nhiệm

Ngập tràn thông tin trên các trang mạng xã hội. TP Hà Nội phải tổ chức họp khẩn ngay trong đêm. Đến sáng 7.3, thông tin một người ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội dương tính với Covid-19 đã chính thức được các cơ quan chức năng xác nhận, kéo theo “làn sóng” nháo nhào đối phó: Người dân đổ xô đi mua các loại nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày, từ rau, củ, quả, gạo, muối, nước mắm, mỳ chính đến thịt thà, cá tôm...
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân
Trên đường phát triển

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân

Xác định rõ vai trò của nông dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân thành phố Hà Nội đã luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo. Các phong trào nông dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu… ngày càng được xây dựng nhiều và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tiến độ thực hiện tiêu chí NTM.
Bước đầu thay đổi nhận thức
Môi trường

Bước đầu thay đổi nhận thức

Đến nay toàn bộ cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong quá trình hoạt động tại công sở, tổ chức họp, hội nghị, hội thảo; người dân ở nhiều địa bàn khi đi chợ đã chủ động mang theo đồ đựng để tránh sử dụng túi nilon tại chợ... là những thành quả mà Hà Nội có được sau gần 1 năm triển khai thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về chống rác thải nhựa.
Đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ngày 14.11, thị xã Sơn Tây đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Như vậy, đến thời điểm này, cùng với các huyện Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây là đơn vị thứ 7 được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là niềm tự hào và vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã và Thủ đô.
Hà Nội tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
Vụ án

Hà Nội tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Sáng 5.11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, tổng kết cuộc thi “ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng”, “ tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường”.
Nhiều mô hình và cách làm hiệu quả
Trên đường phát triển

Nhiều mô hình và cách làm hiệu quả

Bằng nỗ lực triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ các nội dung hoạt động về an toàn thực phẩm và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của TP Hà Nội được đánh giá cao.
Phụ nữ chung tay đẩy lùi thực phẩm bẩn
Xã hội

Phụ nữ chung tay đẩy lùi thực phẩm bẩn

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đẩy mạnh nhiều hoạt động, phong trào nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Qua đó, giải quyết hiệu quả những vấn đề nổi cộm của tình trạng mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và sức khỏe cho gia đình, cộng đồng.