Với thời gian thực hiện 18 tháng (từ tháng 7/2011 đến 12/2012), Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn IV gồm 6 nhóm vấn đề với 29 hạng mục và 70 tiểu hạng mục, liên quan đến việc thực thi các quy định luật pháp, chính sách liên quan tới đầu tư, thuế, hải quan, vận tải hàng không, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, môi trường, điện lực, lao động, ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn vệ sinh thực phẩm, bán lẻ và xây dựng hạ tầng có sự tham gia của tư nhân.
Đánh giá sau 18 tháng triển khai, về phía Việt Nam, các Bộ, ngành, một số địa phương liên quan đã chủ động và tích cực phối hợp với phía Nhật Bản tổ chức gần 40 cuộc đối thoại chính sách để giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình đầu tư nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng và minh bạch tại Việt Nam. Về phía Nhật Bản, đã đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, tích cực phối hợp với phía Việt Nam để thực hiện các nghiên cứu chung, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Tính chung cho đến nay đã có 61/70 hạng mục cam kết đã thực hiện xong hoặc được thực hiện theo tiến độ. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan Chính phủ của Việt Nam và Nhật Bản trong việc triển khai các Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản qua các giai đoạn, đồng thời minh chứng cho chính sách kiên trì của Chính phủ Việt Nam trong việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh.
Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD
Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.