Tìm kiếm phương thức hợp tác công tư hiệu quả trong lĩnh vực giao thông

Bài 1: Luật PPP chưa hiệu quả trong lĩnh vực giao thông

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1.1.2021 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thu hút nguồn lực xã hội vào các dự án công cùng Nhà nước. Tuy nhiên, sau hơn một năm rưỡi triển khai, hình thức này chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực giao thông. Trong bối cảnh nguồn lực Nhà nước có hạn, suất đầu tư công trình giao thông rất lớn, việc tìm kiếm phương thức công tư hiệu quả trong lĩnh vực giao thông sẽ góp phần cụ thể hóa đột phá chiến lược về hạ tầng theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) “đi vào cuộc sống rất tốt” nhưng trong lĩnh vực giao thông vẫn chưa hiệu quả.

Ba thành công cơ bản của Luật PPP

Ngày 18.6.2020, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021. Với việc ban hành luật riêng để bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP thay vì dừng ở cấp nghị định như trước đã tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác, gây nhiều bất lợi cho cả phía Nhà nước và doanh nghiệp khi thực hiện các dự án PPP vốn có quy mô đầu tư lớn, dài hạn, thường kéo dài 20 – 30 năm.

Bài 1: Luật PPP chưa hiệu quả trong lĩnh vực giao thông -0
Ảnh: Vũ Quang

Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc Quốc hội ban hành Luật PPP là một đột phá và “đang đi vào cuộc sống rất tốt”.

Tuy vậy, Luật PPP hiện chưa thực sự hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải. Những dự án PPP đã thực hiện được trong nhiệm kỳ này có nguồn vốn của Nhà nước dưới 50%, địa hình tương đối tốt và giải phóng mặt bằng ít, chính vì thế đã huy động được nguồn vốn PPP. Nhưng, ở nhiều công trình, nhiều dự án nếu có chi phí giải phóng mặt bằng lớn, phải xử lý nền đất yếu hoặc phải có hầm, cầu nhiều, trong khi theo quy định của Luật PPP thì vốn của Nhà nước không quá 50% là không đủ để hấp dẫn nhà đầu tư, do đó sẽ khó thành công.

Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26.3.2021 quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29.3.2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Như vậy, về cơ bản, pháp luật về đầu tư PPP đã tương đối hoàn thiện.

Trên thực tế, Luật PPP là đạo luật có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rất rộng, trong đó có vấn đề về hợp đồng. PGS. TS. Dương Đăng Huệ, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Bộ Tư pháp nhìn nhận, Luật PPP có 3 thành công cơ bản.

Một là, Luật đã chấm dứt tình trạng các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực PPP chỉ được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật có giá trị thấp là nghị định của Chính phủ (Nghị định số 63/2018/NĐ-CP). Điều này cũng đồng nghĩa đã chấm dứt tình trạng bất bình đẳng trong việc ứng xử của Nhà nước đối với các quan hệ hợp đồng đang tồn tại và vận động hàng ngày trong nền kinh tế.

Hai là, Luật PPP đã xác định đúng mối quan hệ với Bộ luật Dân sự năm 2015 trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Các quy định pháp luật trong Luật PPP không nhắc lại nội dung của các quy định đã có trong Bộ luật Dân sự, mà là những quy định mới thể hiện được đặc thù trong việc ký kết cũng như thực hiện các hợp đồng trong lĩnh vực PPP. Đây là một quyết định đúng đắn, hợp lý, có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới.

Ba là, Luật đã kết hợp được vai trò của pháp luật và vai trò của hợp đồng mẫu trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án PPP. Hợp đồng được ký kết trong lĩnh vực PPP rất đa dạng, với 7 loại như BOT, BTO, BOO, O&M, BTL... và mỗi loại hợp đồng lại có đặc thù riêng. Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ quy định về hợp đồng mẫu đối với các loại hợp đồng.

Luật PPP mới có hiệu lực sau hơn một năm rưỡi, trong khi thời gian chuẩn bị dự án PPP giao thông dài, phức tạp, do đó cần thêm thời gian để nhìn thấy hiệu quả thực tiễn.

Dù vậy, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc Quốc hội ban hành Luật PPP là một đột phá và “đang đi vào cuộc sống rất tốt”. Riêng lĩnh vực giao thông đã thành công với một số một số dự án, như Dầu Giây - Tân Phú ở Đồng Nai, Tân Phú - Bảo Lộc ở Lâm Đồng và một số dự án khác.

Ngay tại Kỳ họp thứ Ba, đường Vành đai 4 thủ đô Hà Nội cũng được Quốc hội quyết định đầu tư PPP đối với dự án thành phần 3 và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư tiềm năng.

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vẫn chưa thực sự hiệu quả trong lĩnh vực giao thông. Nguồn: ITN
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vẫn chưa thực sự hiệu quả trong lĩnh vực giao thông. Nguồn: ITN

“Lỗi không phải do PPP”

Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu rõ, Luật PPP hiện chưa thực sự hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải. Những dự án PPP đã thực hiện được trong nhiệm kỳ này có nguồn vốn của Nhà nước dưới 50%, địa hình tương đối tốt và giải phóng mặt bằng ít, chính vì thế đã huy động được nguồn vốn PPP. Nhưng, ở nhiều công trình, nhiều dự án nếu có chi phí giải phóng mặt bằng lớn, phải xử lý nền đất yếu hoặc phải có hầm, cầu nhiều, trong khi theo quy định của Luật PPP thì vốn của Nhà nước không quá 50% là không đủ để hấp dẫn nhà đầu tư, do đó sẽ khó thành công.

Thực tế triển khai 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam cho thấy, Quốc hội đã phải 2 lần điều chỉnh các dự án PPP sang phương thức đầu tư công. Phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 chiều ngày 10.1.2022, đại biểu Vũ Tiến Lộc (TP. Hà Nội) cho rằng việc lựa chọn phương án đầu tư công để triển khai dự án là "cực chẳng đã" khi tư nhân không làm, cho thấy sự không thành công trong chính sách. "Lỗi không phải do phương thức PPP, mà do cơ chế chính sách thiết kế chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân", ông Lộc nêu quan điểm.

Theo dõi và tổng kết một số dự án đầu tư theo phương thức PPP trong vòng 10 năm qua, PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông Việt Nam cho rằng, các công trình được đầu tư theo PPP đã khắc phục được 3 “căn bệnh nan y” của đầu tư công là: chậm tiến độ, đội vốn và chất lượng cũng còn những nghi ngại. Phương thức đầu tư PPP đã thực sự mang lại hiệu quả. Tuy vậy, từ sau khi Luật PPP có hiệu lực, phương thức này không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư mặc dù dư địa cho huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư các dự án công cùng Nhà nước rất lớn.

“Các vướng mắc chủ yếu thuộc về thể chế, cơ chế tài chính, và cả những khuyết tật của các dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) trước đây khi nhà nước chưa giải quyết rốt ráo tạo định kiến trong xã hội, làm nản lòng các nhà đầu tư nhiệt huyết”, ông Trần Chủng phát biểu.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định đột phá về hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược, mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 3.000km cao tốc và đạt 5.000km cao tốc vào năm 2030, đồng nghĩa nhu cầu đầu tư hạ tầng thời gian tới rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực Nhà nước có hạn, nguồn lực xã hội trong nước rất mạnh, việc nhận diện được những bất cập, hạn chế trong cơ chế chính sách về PPP để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục sẽ góp phần kích hoạt được nguồn lực xã hội, không chỉ mở ra cơ hội mà còn tạo điều kiện để các nhà đầu tư tư nhân thể hiện được khát vọng và trí tuệ của mình đóng góp nhiều nhất vào công cuộc dựng xây đất nước.

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.