6 sai lầm khi tự điều trị viêm xoang

Viêm xoang (viêm mũi xoang) là tình trạng viêm mũi và các xoang cạnh mũi bị sưng, viêm, tích tụ chất nhầy. Đồng thời, làm các xoang bị tắc nghẽn, gây nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức xoang ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó chịu cho người bệnh.

Theo đó, mọi người vẫn còn có nhiều cách điều trị sai lầm, khiến bệnh trầm trọng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phế quản mạn tính.

6 sai lầm khi tự điều trị viêm xoang -0
Viêm xoang khiến người bệnh nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức mũi (Ảnh: BVCC)

Việc điều trị đúng, kịp thời giúp người bệnh tránh các nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực gợi ý, một số sai lầm cần tránh khi điều trị viêm xoang như sau:

Tự uống kháng sinh trị viêm xoang

Nhiều người khi bị viêm xoang đã tự ý mua kháng sinh về uống. Đây là một sai lầm lớn, bởi viêm xoang phần có nguyên nhân gây ra do virus.

Trong khi đó, kháng sinh lại chỉ có hiệu quả với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Ngoài ra, nhiều trường hợp viêm xoang do nhiễm trùng nhẹ cũng chưa cần thiết phải dùng đến kháng sinh mà có thể tự khỏi trong vài ngày.

Việc dùng kháng sinh khi không cần thiết, chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ không giúp điều trị khỏi viêm xoang, sẽ làm gia tăng tác dụng phụ như dị ứng, diệt vi khuẩn tốt, tăng nguy cơ kháng sinh.

Sử dụng quá liều thuốc nhỏ mũi có tính chất co mạc

Viêm xoang khiến người bệnh nghẹt mũi, sổ mũi. Để giảm tình trạng này, có thể sử dụng một số thuốc nhỏ mũi (xylometazoline, naphazoline…) có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi. Do đó,  giúp giảm triệu chứng sưng, phù nề, giảm tiết dịch nhầy.

Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm nghẹt mũi tạm thời. Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn từ 3-5 ngày, mỗi ngày 2 -3 lần. Đặc biệt, không dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ dưới 6 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Việc dùng thuốc kéo dài có thể khiến niêm mạc mũi phù nề trở lại, người bệnh bị nghẹt mũi hơn. Thậm chí, có thể gây viêm mũi, tim đập nhanh, nôn, đau đầu.

Không điều trị viêm xoang kịp thời

Việc điều trị kịp thời giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh, rút ngắn thời gian mắc bệnh và giảm nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng viêm xoang là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi nên không điều trị tích cực từ đầu.

Do đó, nhiều trường hợp để tình trạng viêm xoang kéo dài khiến việc điều trị sau này khó khăn hơn, thời gian điều trị lâu hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Nhỏ nước tỏi vào mũi

Khi bị viêm xoang, nhiều người nhỏ nước tỏi vào mũi mong hết nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi vào mũi có thể gây bỏng, rát, làm phù nề niêm mạc mũi.

Xông mũi trị viêm xoang

Nhiều người cho rằng, có thể trị viêm xoang nhờ việc xông mũi bằng nước của các loại nước lá. Nhưng việc xông mũi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không trị được nguyên nhân gây bệnh và không phải ai cũng phù hợp để xông mũi.

Rửa mũi quá nhiều/không đúng cách

Việc xịt mũi, rửa mũi giúp người bệnh dễ thở, thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc rửa mũi, nhỏ mũi quá nhiều lại có thể gây khô mũi.

Ngoài ra, việc rửa mũi không đúng cách cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, khi mũi đang bị nghẹt mà bơm nước muối sinh lý vào để rửa mũi sẽ khiến nước muối tràn ra tai gây viêm tai.

Tư vấn

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?
Sức khỏe

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?

Mưa bão gây ô nhiễm môi trường sống và nguồn nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh như bệnh tiêu chảy, bệnh về da, mắt phát triển và lây lan. Đồng thời, mang theo nhiều mối nguy hại đến sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, tai nạn đuối nước, điện giật.

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn
Sức khỏe

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn

Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thông tin, cuối ngày và đêm 7.9, rạng sáng 8.9 khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn, chiếm phần lớn các ca nhập viện.