10 sự kiện nổi bật của hệ thống Kho bạc Nhà nước năm 2022

Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2022.

1. Phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030

Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 với mục tiêu: xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho ngân sách; thực hiện tốt chức năng tổng kế toán nhà nước; kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với tăng cường ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại... sẽ là cơ sở, nền tảng tiếp tục xây dựng hệ thống KBNN phát triển hiện đại, bền vững.

2. Triển khai thành công mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng tập trung

Mô hình thanh toán này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả KBNN và đơn vị giao dịch: tự động hóa tối đa các bước xử lý trên ứng dụng, rút ngắn thời gian kiểm soát các món chi ngân sách, góp phần đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn ngân sách, nâng cao năng suất cũng như chất lượng lao động của công chức hệ thống KBNN... Việc triển khai thành công mô hình thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng là cơ sở để ngành Tài chính nói chung, hệ thống KBNN nói riêng từng bước hội nhập với xu hướng phát triển thanh toán điện tử của các hệ thống ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

3. Xây dựng và triển khai ứng dụng thành công trên phạm vi toàn quốc Chương trình kiểm soát chi đầu tư (Chương trình ĐTKB-GD)

Với Chương trình ĐTKB-GD, dữ liệu báo cáo giải ngân vốn đầu tư công phát sinh hàng ngày được tổng hợp từ KBNN huyện, KBNN tỉnh và được đồng bộ lên KBNN trung ương. Vì vậy, số liệu giải ngân vốn đầu tư công được khai thác một cách kịp thời, chủ động tại mọi thời điểm, là cơ sở quan trọng để đánh giá tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương một cách công khai, minh bạch, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính và các cấp chính quyền địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

4. Mở rộng phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại; thu phí, lệ phí, thu phạt qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Trong năm 2022, KBNN đã triển khai mở tài khoản chuyên thu ngân sách và ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách, thanh toán song phương điện tử với 5 ngân hàng thương mại, nâng tổng số ngân hàng thương mại mà KBNN mở tài khoản chuyên thu lên con số 20, qua đó hiện đại hóa phương thức thu ngân sách.

Đồng thời, KBNN đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thu phí, lệ phí và thu phạt trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp ngân sách, tập trung nhanh nguồn thu vào ngân sách, góp phần cùng với ngành Thuế thực hiện thu ngân sách vượt dự toán năm 2022 với tỷ lệ cao.

5. Hoàn thành công tác tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và Báo cáo Tài chính nhà nước năm 2020

Năm 2022, KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các vụ, cục, tổng cục thuộc Bộ Tài chính để tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2020 đúng thời hạn, báo cáo, giải trình kịp thời, chính xác, có đủ các cơ sở về số liệu thu, chi, bội chi ngân sách năm 2020, thuyết minh, giải trình ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền và được Quốc hội đồng ý phê chuẩn đúng thời hạn với tỷ lệ cao (90,96%).

10 sự kiện nổi bật của hệ thống Kho bạc Nhà nước năm 2022 -0
Cán bộ, công chức KBNN Bến Tre xử lý hồ sơ thanh toán qua mạng

6. Duy trì cung cấp 100% thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% thuộc đối tượng tham gia

Việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến đã giúp các đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Số giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến ngày càng tăng mạnh, nhờ đó đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của đơn vị cũng như đưa đồng vốn của ngân sách kịp thời vào triển khai các dự án đầu tư, sớm phát huy hiệu quả.

7. Triển khai thí điểm thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách

Với việc triển khai thí điểm thành công thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách, hàng tháng, các đơn vị không phải gửi yêu cầu thanh toán đối với các khoản chi điện và viễn thông, KBNN tự động thanh toán theo ủy quyền của đơn vị, do đó giảm thiểu chi phí và cải cách thủ tục hành chính. KBNN giảm thiểu thời gian xử lý, khối lượng công việc cho công chức kho bạc, tập trung kiểm soát các khoản chi có độ rủi ro cao nâng cao hiệu quả quản lý của KBNN; đồng thời giảm được phí thanh toán mà ngân sách phải chi trả cho các ngân hàng. Đối với nhà cung cấp, quy trình này tiết kiệm chi phí và thời gian tổ chức thu tiền cho nhà cung cấp.

8. Quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả

KBNN đã triển khai các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách trung ương vay, tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi ngân sách chưa tập trung kịp nguồn thu; tạm ứng cho ngân sách địa phương để bù đắp thiếu hụt tạm thời; gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại và mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ, đảm bảo công tác quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả; đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa quản lý ngân quỹ, quản lý ngân sách và quản lý nợ.

9. KBNN tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thuộc Bộ Tài chính về việc thực hiện tốt công tác cải cách hành chính

KBNN xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào hoạt động cải cách hành chính của ngành Tài chính. Theo đó, toàn hệ thống luôn đẩy mạnh cải cách hành chính theo quan điểm hành chính phục vụ và thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.

10. Ban hành quyết định và triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đến năm 2025

Việc triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn hệ thống KBNN, qua đó hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức và cá nhân có giao dịch với KBNN. KBNN đang phấn đấu đến cuối năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt tại KBNN và giảm tới mức tối thiểu các giao dịch thu bằng tiền mặt tại KBNN.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp và người lao động vào việc ngay sau Tết

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết. Đa số công nhân cũng quay trở lại làm việc, không gây tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

AMH
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”

Năm 2024, tỷ lệ thu ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước chỉ còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023); tỷ lệ chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng chi ngân sách qua kho bạc còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Với kết quả này, Kho bạc Nhà nước đang tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”.

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới
Doanh nghiệp

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới

Quy mô tổng tài sản cuối năm 2024 là 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với đầu năm… Những con số tăng trưởng ấn tượng của VietinBank đã chứng minh hoạt động Ngân hàng đi đôi với an toàn - hiệu quả - bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

54.272 bao lì xì sẽ được trao tặng khách hàng đầu tiên với tổng giá trị lên đến gần 6 tỷ đồng
Kinh tế

Xuân đến nhà, Lộc đến tay – Giao dịch ngay cùng DongA Bank

Chào đón một mùa Xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025, DongA Bank mang đến chương trình khuyến mãi đặc biệt với thông điệp đầy sức sống: “XUÂN ẤT TỴ – MỞ TÀI LỘC, ĐÓN MAY MẮN.” Đây là món quà tri ân chân thành dành cho những khách hàng đã luôn đồng hành cùng DongA Bank, đồng thời là lời chúc năm mới đầy ý nghĩa, gửi gắm hy vọng về một năm tràn ngập phúc lộc, thành công.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1.2025
Kinh tế

Các công ty vẫn lạc quan về sản lượng dù Chỉ số PMI giảm

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1.2025 được S&P Global công bố ngày 3.2 cho thấy, sản lượng và số lượng đơn hàng mới giảm trở lại. Tuy vậy, các công ty vẫn duy trì triển vọng lạc quan về sản lượng trong thời gian tới. Hơn 36% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong 11 tháng tới, với hy vọng nhu cầu thị trường sẽ phục hồi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hướng tới tương lai bền vững qua xuất khẩu xanh

TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu xanh là yêu cầu bắt buộc, chìa khóa quan trọng để phù hợp với xu thế phát triển, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra
Kinh tế

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra

Năm 2025 sẽ là một năm quan trọng đối với Nhà máy với trọng trách thực hiện tốt cả kế hoạch sản xuất và bảo dưỡng tổng thể Nhà máy. Do đó, Ban lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) kêu gọi sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và người lao động, cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên của Tổng công ty để bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra. 

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê
Kinh tế

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê

Đây là “phát súng” ấn tượng đầu tiên mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM). Đặc biệt, tại thời điểm thấp vụ trong nước như hiện nay, việc xuất khẩu 100.000 tấn urê không chỉ đem lại nhiều giá trị và hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện chất lượng sản phẩm, vị thế của PVCFC, trên đường chinh phục thị trường thế giới.