Hệ Giá trị gia đình trong thời kỳ mới

Yêu thương và nghiêm khắc - Nền tảng trong giáo dục gia đình

Giáo dục gia đình luôn được xem là nền tảng quan trọng nhất trong sự hình thành nhân cách và định hướng giá trị sống cho trẻ em. Đây là nơi chứa đựng nhiều tình yêu thương, bình an, giúp trẻ “thực hành” trước khi độc lập tồn tại trong cuộc đời nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, làm thế nào để cha mẹ có thể dung hòa giữa tình yêu thương và sự nghiêm khắc trong quá trình giáo dục là một vấn đề nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Nếu trong gia đình, cha mẹ quá yêu thương mà thiếu kỷ luật, trẻ sẽ dễ trở nên ích kỷ và thiếu trách nhiệm. Ngược lại, nếu cha mẹ quá nghiêm khắc mà thiếu sự thấu hiểu, trẻ có thể mất đi sự tự tin, sáng tạo, thậm chí để lại những tổn thương tâm lý. Do đó, yêu thương và nghiêm khắc cần được kết hợp một cách hài hòa để mang lại hiệu quả tối ưu trong giáo dục gia đình.

Tình yêu thương là yếu tố cốt lõi giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và giá trị bản thân. Ảnh: Quốc Việt
Tình yêu thương là yếu tố cốt lõi giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và giá trị bản thân. Ảnh: Quốc Việt

Gia đình anh Minh và chị Lan ở Hà Nội là một minh chứng cho sự mất cân đối giữa yêu thương và nghiêm khắc trong giáo dục con cái. Anh Minh thường thể hiện sự nghiêm khắc trong mối quan hệ với con, thường xuyên áp đặt các quy tắc hà khắc và không để con có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, đặc biệt với cậu con trai, nhưng lại khá dễ dãi với cô con gái.

Trong khi đó, chị Lan lại dành cho con tình yêu thương vô điều kiện, bỏ qua các lỗi sai và hiếm khi đặt ra vấn đề kỷ luật, đặc biệt với cậu con trai. Kết quả, con trai lớn của họ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, trong khi con gái lại có xu hướng tự do thái quá, bất chấp các nguyên tắc. Tình huống này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để tình yêu thương và nghiêm khắc có thể cùng tồn tại và bổ trợ lẫn nhau trong giáo dục gia đình?

Yêu thương - nền tảng cho sự an toàn

Tình yêu thương là yếu tố cốt lõi giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và giá trị bản thân. Theo Maslow (1943), nhu cầu được yêu thương và thừa nhận là một trong những nhu cầu căn bản nhất của con người. Trong môi trường gia đình, sự đồng hành và thấu hiểu từ cha mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển lòng tự tin mà còn hình thành tư duy độc lập và khả năng giao tiếp hiệu quả. Tình yêu thương của cha mẹ không chỉ là chỗ dựa tinh thần mà còn là động lực để trẻ vượt qua khó khăn. Khi trẻ cảm nhận được sự yêu thương, chúng sẽ dễ dàng học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội tích cực.

Tuy nhiên, tình yêu thương thái quá, không đi kèm kỷ luật, có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Trẻ dễ trở nên ỷ lại, thiếu trách nhiệm và không biết tôn trọng quy tắc. Điều này có thể cản trở sự phát triển nhân cách và khả năng tự lập của trẻ trong tương lai.

Nghiêm khắc - trụ cột của tính kỷ luật

Bên cạnh tình yêu thương, nghiêm khắc và kỷ luật đóng vai trò không thể thiếu trong giáo dục gia đình. Theo Baumrind (1991), phong cách giáo dục độc đoán - trong đó cha mẹ đặt ra các quy tắc rõ ràng và giải thích cho con hiểu - mang lại hiệu quả tích cực nhất trong việc phát triển nhân cách.

Bên cạnh tình yêu thương, nghiêm khắc và kỷ luật đóng vai trò không thể thiếu trong giáo dục gia đình

Bên cạnh tình yêu thương, nghiêm khắc và kỷ luật đóng vai trò không thể thiếu trong giáo dục gia đình

Nghiêm khắc không đồng nghĩa với áp đặt hay trừng phạt, mà là cách giúp trẻ nhận thức được hậu quả của hành vi và trách nhiệm của mình. Một câu tục ngữ quen thuộc của người Việt thường nhắc nhở: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Tuy nhiên, sự nghiêm khắc cần được thể hiện một cách xây dựng, dựa trên sự tôn trọng và thấu cảm.

Giáo dục gia đình là nền tảng quan trọng nhất trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Tình yêu thương và sự nghiêm khắc không phải là hai mặt đối lập mà là hai yếu tố bổ sung lẫn nhau. Chỉ khi cha mẹ biết kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này, trẻ mới có thể phát triển toàn diện về cả trí tuệ, cảm xúc và đạo đức, đặc biệt trong bối cảnh xã hội tồn tại nhiều phức tạp và yếu tố nguy cơ như hiện nay.

Giáo dục con là một công trình cuộc đời của cha mẹ. Đây là công việc không dễ dàng. Giáo dục gia đình không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghệ thuật, đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết, tình yêu, tâm huyết và nhiều kỹ năng của cả cha và mẹ.

Nghiên cứu của Skinner (1953) về hành vi con người đã chỉ ra rằng, việc kết hợp giữa khen thưởng và hình phạt mang tính xây dựng có thể giúp trẻ hình thành các thói quen tốt, đồng thời giảm thiểu các hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, nếu sự nghiêm khắc bị lạm dụng, trẻ có thể cảm thấy áp lực, sợ hãi, mất đi khả năng sáng tạo, thậm chí là tổn thương tâm lý. Một môi trường giáo dục quá nghiêm khắc sẽ khiến trẻ dễ hình thành tâm lý chống đối, thu mình, thậm chí dẫn đến các rối nhiễu tâm lý.

Thực tế cho thấy, một số cha mẹ Việt có xu hướng bao bọc và nuông chiều con quá mức, lo sợ con chịu khổ hoặc gặp thất bại. Điều này khiến trẻ trở nên lệ thuộc, thiếu tự tin và không biết cách đối mặt với khó khăn. Ngược lại, một số cha mẹ lại áp dụng phong cách giáo dục hà khắc, đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối ở con và thường xuyên trách mắng hoặc trừng phạt khi con mắc lỗi. Trẻ lớn lên trong môi trường này thường có xu hướng sợ hãi, thiếu tự tin và gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân.

Câu tục ngữ “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” chứa đựng một triết lý giáo dục sâu sắc. Việc kỷ luật trẻ trong một số tình huống phù hợp nhằm hướng dẫn và sửa chữa hành vi là điều cần thiết. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ phù hợp khi cha mẹ biết giới hạn, tránh lạm dụng trừng phạt thể xác hoặc tâm lý, có thể tạo ra sự bất ổn và tổn thương tâm lý cho trẻ. Trong thời hiện đại, nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp này cần được điều chỉnh để tập trung vào kỷ luật tích cực thay vì lạm dụng kỷ luật bằng roi vọt và trách mắng.

Kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương và nghiêm khắc - yếu tố quyết định thành công trong giáo dục gia đình

Sự kết hợp giữa yêu thương và nghiêm khắc là chìa khóa để xây dựng một môi trường giáo dục gia đình lý tưởng. Theo Darling và Steinberg (1993), phong cách giáo dục cân bằng - nơi cha mẹ vừa đặt ra các nguyên tắc rõ ràng vừa thể hiện sự quan tâm - đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc định hình nhân cách và đạo đức của trẻ.

Khi cha mẹ biết kết hợp yêu thương và nghiêm khắc, trẻ sẽ học được cách đối mặt với khó khăn, phát triển tính trách nhiệm và khả năng giải quyết xung đột. Cơ chế tác động của sự kết hợp này dựa trên việc tạo ra môi trường vừa an toàn, vừa đầy thách thức và khuyến khích trẻ đối mặt để giải quyết. Tình yêu thương giúp trẻ cảm thấy được bảo vệ, trong khi sự nghiêm khắc đặt ra các chuẩn mực để trẻ phấn đấu, rèn luyện ý chí và vươn lên.

Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục con, cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe suy nghĩ của trẻ, tạo không gian để trẻ bày tỏ cảm xúc. Các quy tắc gia đình cần được thiết lập một cách minh bạch, nhất quán và thực hiện một cách đầy đủ. Cha mẹ cũng cần trở thành tấm gương về đạo đức và tính kỷ luật để trẻ noi theo. Đồng thời, trong quá trình giáo dục, cần khuyến khích hành vi tích cực ở trẻ bằng cách khen thưởng và sử dụng hình thức kỷ luật tích cực, mang tính giáo dục đối với hành vi sai trái.

Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12

Nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông về công tác dân số, tạo sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của dư luận xã hội, động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện chương trình dân số và phát triển; Sở Y tế TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với UBND Quận Thanh Khê tổ chức mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Xã hội

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Khẳng định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Hà Nội; TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP. Hà Nội cho biết, trong năm 2024, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức, song, ngành y tế Thủ đô đã phấn đấu hoàn thành hiệu quả các chỉ tiêu được thành phố giao.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đời sống

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện Na Hang đã quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có thu nhập cao và ổn định, gửi tiền về xây nhà cửa khang trang, giúp gia đình đầu tư các mô hình sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025
Xã hội

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) vui đón Tết Nguyên đán, BHXH Việt Nam vừa có công văn hướng dẫn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 1, tháng 2.2025.

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học
Đời sống

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, gần đây một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt. Có sinh viên bị lừa chuyển khoản tới 150 triệu đồng.

Em bé chào đời khỏe mạnh tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM)
Xã hội

Triển khai nhiều giải pháp duy trì mức sinh thay thế

Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng cho biết, trong điều kiện kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đô thị hóa ngày càng nhanh; hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng; xu hướng mức sinh xuống thấp sẽ càng được củng cố, lan rộng. Nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Tổng tỷ suất sinh tại TP. Hồ Chí Minh năm 2024 dự ước là 1,4 con/phụ nữ, có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2023 nhưng vẫn ở mức rất thấp.
Xã hội

Tỷ suất sinh tại TP. Hồ Chí Minh vẫn ở mức rất thấp

Theo thông tin tại Hội nghị hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26.12.1961 - 26.12.2024) do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức, các chuyên gia cho rằng, dù tỷ suất sinh có dấu hiệu cải thiện nhưng vẫn ở mức báo động; tình trạng này kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy, làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của thành phố…