Chỉ thị 40 - "Cú hích" để tín dụng chính sách tại Đắk Lắk phát huy hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nguồn vốn ưu đãi không chỉ đến kịp thời với người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

dbnd_tl_z6021175886810-ac4bcae28bfcada0b328ed7e03464e51.jpg
Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp

Đến cuối tháng 4.2025, toàn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã giải ngân 1.176 tỷ đồng cho 19.886 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nâng tổng dư nợ lên 8.335 tỷ đồng với 163.000 hộ vay. Hoạt động tín dụng chính sách đã được phủ rộng khắp 180 xã, phường, thị trấn, đặc biệt ưu tiên vùng sâu, vùng xa, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, những khu vực còn nhiều khó khăn.

Nguồn vốn đến với người dân một cách thiết thực

Tại xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông), bà Cao Thị Hồng Lan là một trong những người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi kịp thời. Tháng 5.2021, bà vay 50 triệu đồng từ NHCSXH để phát triển mô hình nuôi bò 3B. Với sự cần cù, chịu thương chịu khó, đàn bò của gia đình bà phát triển tốt. Sau mỗi lứa bán bò, bà lại đầu tư mua thêm con giống, tận dụng phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cây bắp, đồng thời trồng thêm cỏ làm thức ăn cho đàn bò.

“Đối với vùng nông thôn như chúng tôi, mô hình nuôi bò rất phù hợp. Gia đình tôi còn lấy phân bò ủ bón cho cây trồng, tiết kiệm chi phí mà cây lại tốt”, bà Lan chia sẻ.

Mô hình nuôi bò 3B từ nguồn vay vốn ưu đãi của bà Cao Thị Hồng Lan

Mô hình nuôi bò 3B từ nguồn vay vốn ưu đãi của bà Cao Thị Hồng Lan

Không chỉ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tín dụng chính sách còn tạo cơ hội cho những người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, vươn lên ổn định cuộc sống. Ông Phạm Văn Trung, trú tại xã Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông), trước đây từng vướng vòng lao lý. Sau khi chấp hành xong án phạt tù và trở về địa phương, tháng 2.2024, ông cùng con gái được hỗ trợ vay tổng cộng 160 triệu đồng từ NHCSXH (mỗi người 80 triệu đồng). Với nguồn vốn này, gia đình ông mạnh dạn đầu tư mua xe tải nhỏ phục vụ vận chuyển cát và vật liệu xây dựng.

“Tôi rất vui và phấn khởi vì từ số vốn đó, gia đình đã có công việc ổn định, đời sống ngày càng khá lên”, ông Trung xúc động chia sẻ.

Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông thăm, động viên gia đình ông Phạm Văn Trung

Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông thăm, động viên gia đình ông Phạm Văn Trung

Ông Phạm Văn Trung kiểm tra phương tiện trước khi đi chở vật liệu xây dựng

Ông Phạm Văn Trung kiểm tra phương tiện trước khi đi chở vật liệu xây dựng

Đối với những hộ dân ở vùng thường xuyên thiếu nước sạch, nguồn vốn tín dụng chính sách cũng trở thành cứu cánh. Ông Nguyễn Văn Minh (xã Hòa Sơn) vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Số tiền này giúp ông đào lại giếng sâu, bảo đảm nguồn nước sạch cho gia đình trong mùa khô.

“Trước đây chúng tôi thường xuyên phải đi mua nước đóng bình về dùng, giờ có nước sạch sinh hoạt, gia đình tôi yên tâm hơn rất nhiều”, ông Minh chia sẻ.

Nguồn vốn cho động lực phát triển

Theo báo cáo quý I.2025 của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đạt hơn 8.248 tỷ đồng, tăng hơn 201 tỷ đồng so với cuối năm 2024. Trong đó, nguồn vốn Trung ương chiếm hơn 92%, vốn ủy thác địa phương đạt trên 635 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ sự chủ động tham mưu của hệ thống NHCSXH và sự vào cuộc kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Đặc biệt, trong ba tháng đầu năm 2025, tổng doanh số cho vay đạt 829 tỷ đồng, với 13.405 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Song song với tăng trưởng dư nợ, chất lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát tốt, với tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,02% và nợ khoanh 0,07% tổng dư nợ, đảm bảo yêu cầu duy trì nợ xấu dưới 0,2% như nghị quyết đề ra.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp cho biết: “Đắk Lắk là một trong những tỉnh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, còn cao. Được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các sở, ban ngành, tín dụng chính sách đã được triển khai rất hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn”.

Ông Thượng Văn Điệp nhấn mạnh thêm, đến nay, chương trình tín dụng chính sách đã phủ kín 180 xã, phường, thị trấn. Nguồn vốn ưu đãi giúp người dân xây dựng nhà cửa, phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện đời sống, qua đó góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 9,15% năm 2024 dự kiến sẽ giảm còn 6,38% vào cuối năm 2025.

Lan tỏa niềm tin, khơi dậy nội lực

Kết quả khả quan từ hoạt động tín dụng chính sách ở Đắk Lắk thời gian qua là minh chứng sinh động cho sự đúng đắn của Chỉ thị 40 và sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa NHCSXH, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, nguồn vốn ưu đãi không chỉ kịp thời đến với người cần mà còn được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả cao.

img-9107-8279.jpg
Nhờ nguồn vốn vay, ông Nguyễn Văn Minh đào được giếng, giải quyết bài toán về nguồn nước sinh hoạt

Trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh Đắk Lắk xác định tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm bổ sung nguồn vốn, đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát và nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời, tập trung rà soát, giải ngân kịp thời theo kế hoạch để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Nguồn vốn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk không chỉ là đồng vốn đơn thuần, mà còn là “ngọn đuốc” tiếp thêm ánh sáng cho những hành trình mới của người dân trên con đường vươn tới cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Xã hội

Thu nhận mẫu ADN từ thân nhân các liệt sĩ
Đời sống

Thu nhận gần 9.000 mẫu AND thân nhân liệt sĩ

Ngày 28.4, tin từ Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: Từ 16.4 đến 16.5.2025), C06 phối hợp với Công an các đơn vị địa phương và đơn vị thu mẫu triển khai chương trình thu nhận cho gần 9.000 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ.

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Chánh Văn phòng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Công Hưng cho biết: VEC vừa có phương án tổ chức giao thông tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và Đoạn Km50+530 - Km57+581 (Đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51), Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng
Xã hội

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng

Làng Từ Vân từ lâu đã được biết đến là một trong những địa phương có truyền thống làm nghề thêu cờ ở huyện Thường Tín (Hà Nội). Thế nhưng, trước bối cảnh nghề truyền thống bị mai một, không còn kiếm đủ thu nhập cho gia đình nên số lượng người bám trụ được với nghề khá hiếm hoi.

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác
Đời sống

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, toàn thể các Đảng viên trong Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các Trưởng các Phòng/Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính cùng Giám đốc các Chi nhánh, các công ty con trong hệ thống Vietcombank vừa vinh dự tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4
Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày các chứng tích về tội ác và hậu quả của chiến tranh tại Việt Nam, là một trong những điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế khi đến TP. Hồ Chí Minh dịp lễ 30.4.

Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách
Xã hội

Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách

Hưởng ứng tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách an sinh xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025. Kế hoạch được xây dựng với nhiều điểm nhấn đổi mới, toàn diện và thiết thực, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đồng thời lan tỏa sâu rộng các chính sách an sinh xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân.

Chi trả sớm lương hưu, trợ cấp tháng 5
Xã hội

Chi trả sớm lương hưu, trợ cấp tháng 5

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và ngày Quốc tế Lao động 1.5; đồng thời, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm chính sách an sinh xã hội cho người dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã khẩn trương triển khai kế hoạch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5.2025 sớm hơn thường lệ.