Hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới

Nhận diện giá trị cốt lõi của gia đình Việt hiện đại

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều đổi thay, việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh không chỉ là mục tiêu của từng cá nhân mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

“Tôn trọng - yêu thương - chia sẻ”

Trong căn nhà lớn với 3 thế hệ với 3 cặp vợ chồng, 12 thành viên cùng chung sống, dù đã nghỉ hưu, bà Nguyễn Thị Vinh Quy (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn tất bật mỗi ngày để chăm lo sinh hoạt cho cả gia đình. Bữa cơm tối nào cũng 2 mâm, mẹ con bà Quy cùng chuẩn bị. Cuộc sống chung phức tạp, mỗi người đều phải lựa nhau hơn nhưng gia đình luôn gắn kết, đầy ắp tiếng cười.

Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh là mục tiêu của từng cá nhân và là trách nhiệm của toàn xã hội. Ảnh: Quốc Việt
Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh là mục tiêu của từng cá nhân và là trách nhiệm của toàn xã hội. Ảnh: Quốc Việt

Chia sẻ về bí quyết vun đắp tổ ấm lớn hạnh phúc, duy trì gia đình tam tứ đại đồng đường đã thành của hiếm nơi thành phố lớn, bà Quy cho biết, nguyên tắc được thống nhất, quán triệt với mỗi thành viên trong nhà gói gọn với 6 chữ “Tôn trọng - yêu thương - chia sẻ”. Dù việc thực hiện 6 chữ vàng đó không hề dễ dàng trong nhịp sống đô thị hóa, trong những tất bật riêng của mỗi người, ông bà Quy đã khéo léo, linh hoạt điều tiết các mối quan hệ cũng như sinh hoạt của cả nhà.

“Chúng tôi đều cao tuổi, nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn duy trì việc đọc sách, vui thú bạn bè, đoàn thể riêng mà con cháu cần tôn trọng, ủng hộ. Ngược lại, ông bà cũng phải hiểu các con đi làm rất vất vả, chịu không ít áp lực từ cuộc sống rồi công việc, nên luôn luôn có cách để động viên, trợ giúp con khi cần thiết và lắng nghe những điều các con góp ý cho mình”, bà Quy nói.

Từ câu chuyện của đại gia đình bà Quy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng nhận định, việc giữ gìn và phát huy hệ giá trị gia đình tại thủ đô là yêu cầu có tính cấp thiết. Mặt trái nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập toàn cầu đã có những tác động làm thay đổi quan niệm của nhiều người về hệ giá trị gia đình. Xu hướng đề cao giá trị vật chất, danh vị, tính ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân đã và đang có nguy cơ đảo lộn những giá trị văn hóa gia đình truyền thống, sợi dây gắn kết giữa các thành viên trong gia đình đang trở nên dần lỏng lẻo.

Định vị những giá trị cốt lõi của gia đình Việt, dù ở thời xưa hay thời nay, theo đó, đều mang ý nghĩa sâu sắc, là chăm lo cho từng tế bào của xã hội phát triển lành mạnh, tích cực. Trong bối cảnh hiện đại, việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh không chỉ là mục tiêu của từng cá nhân mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Đây là yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Những giá trị “gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh” như đã được ghi trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là định hướng, kim chỉ nam cho các chính sách được xây dựng để vun đắp mỗi gia đình Việt.

Sự bình đẳng trong gia đình

Giá trị ấm no được đo bằng chất lượng cuộc sống của gia đình với các biểu hiện về kinh tế - vật chất và thể chất, trước hết là thỏa mãn các nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành và giải trí của các thành viên một cách tương đối đầy đủ; cho các thành viên có cơ hội phát triển về tài năng, trí tuệ, sức khỏe và khả năng đóng góp với gia đình và xã hội. Ở một mức độ cao hơn, giá trị ấm no của gia đình hiện nay đang hướng đến ăn ngon, mặc đẹp, có nhà ở, chỗ ở riêng; có đủ tiện nghi sinh hoạt; thu nhập ổn định; có việc làm theo sở thích; có phương tiện đi lại phù hợp với sở thích; khỏe mạnh, trường thọ, có tài sản để dành và sống trong môi trường tự nhiên, xã hội ôn hòa, không ô nhiễm.

Giá trị ấm no được đo bằng chất lượng cuộc sống của gia đình

Giá trị ấm no được đo bằng chất lượng cuộc sống của gia đình

Theo quan niệm của người Việt Nam, hạnh phúc gia đình là sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu, kính trọng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; là cuộc sống đủ đầy về vật chất và tinh thần. Giá trị hạnh phúc của gia đình được biểu hiện rõ nét thông qua các mối quan hệ giữa các thành viên. Có những mối quan hệ được coi là chuẩn mực như “cha từ con hiếu”, cũng có mối quan hệ cởi mở, bình đẳng hơn trong cuộc sống hiện đại…

Giá trị tiến bộ được cụ thể hóa bằng sự bình đẳng trong gia đình. Mặc dù bị ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, gia đình Việt Nam vẫn luôn coi trọng giá trị bình đẳng trong các mối quan hệ.

Mối quan hệ gia đình được vun đắp bền vững, tốt đẹp dựa trên sự phân công hợp lý và tích cực cũng như sự giúp đỡ hỗ trợ của các thành viên, qua đó phát huy tối đa các khả năng cá nhân trong xây dựng và phát triển gia đình.

Gia đình tiến bộ được xây dựng trên cơ sở tình yêu, sự tôn trọng và bình đẳng trong tất cả các mối quan hệ; được thể hiện trong việc tự do lựa chọn bạn đời, tham gia sản xuất và hưởng thụ thành quả lao động; ngăn chặn bạo lực gia đình và những bất công, mâu thuẫn giữa các thành viên.

Trong gia đình hiện nay, mối quan hệ, ứng xử giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái đang có những thay đổi, phù hợp hơn với một xã hội văn minh, hiện đại. Đó là các biểu hiện của sự tôn trọng, chia sẻ, thực hiện các quyền bình đẳng giữa những thành viên nhưng luôn đề cao giá trị đạo đức, nhân cách.

Trong gia đình hiện đại, bên cạnh những trang thiết bị góp phần nâng cao đời sống vật chất, tiện nghi sinh hoạt thì phương thức ứng xử văn hóa cũng được coi trọng. Các mối quan hệ theo chiều dọc (ông bà - cha mẹ - con cái) và mối quan hệ theo chiều ngang (vợ - chồng; anh chị - em) đều được điều chỉnh, hài hòa với điều kiện mới với sự tôn trọng, chia sẻ giữa các thành viên.

Gia đình văn minh luôn chú trọng nâng cao các giá trị giao tiếp ứng xử giữa các mối quan hệ đa chiều như thế sao cho hòa nhịp sống của xã hội đương đại, tiếp thu các giá trị mới, tích cực từ bên ngoài.

Đời sống

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đời sống

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện Na Hang đã quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có thu nhập cao và ổn định, gửi tiền về xây nhà cửa khang trang, giúp gia đình đầu tư các mô hình sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025
Xã hội

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) vui đón Tết Nguyên đán, BHXH Việt Nam vừa có công văn hướng dẫn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 1, tháng 2.2025.

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học
Đời sống

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, gần đây một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt. Có sinh viên bị lừa chuyển khoản tới 150 triệu đồng.

Em bé chào đời khỏe mạnh tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM)
Xã hội

Triển khai nhiều giải pháp duy trì mức sinh thay thế

Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng cho biết, trong điều kiện kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đô thị hóa ngày càng nhanh; hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng; xu hướng mức sinh xuống thấp sẽ càng được củng cố, lan rộng. Nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Tổng tỷ suất sinh tại TP. Hồ Chí Minh năm 2024 dự ước là 1,4 con/phụ nữ, có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2023 nhưng vẫn ở mức rất thấp.
Xã hội

Tỷ suất sinh tại TP. Hồ Chí Minh vẫn ở mức rất thấp

Theo thông tin tại Hội nghị hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26.12.1961 - 26.12.2024) do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức, các chuyên gia cho rằng, dù tỷ suất sinh có dấu hiệu cải thiện nhưng vẫn ở mức báo động; tình trạng này kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy, làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của thành phố…

Tình cảm ấm áp của Bác Hồ với đồng bào công giáo
Xã hội

Tình cảm ấm áp của Bác Hồ với đồng bào công giáo

Ngày nay, Lễ Giáng sinh không chỉ là ngày lễ hàng năm của đồng bào công giáo mà còn là ngày hội văn hóa của người dân mọi miền, thể hiện sự đoàn kết trong niềm vui chung. Ôn lại những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào công giáo, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, chúng ta cảm nhận muôn vàn tình thương yêu của Người dành cho đồng bào, vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tiền Giang cộng đồng chung tay chăm lo giáo dục trẻ em
Đời sống

Tiền Giang cộng đồng chung tay chăm lo giáo dục trẻ em

Góp chung vào công tác giảm nghèo đa chiều ở trẻ, trong những năm qua, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Tiền Giang quan tâm. Theo đó, nhiều hoạt động, việc làm thiết thực đã và đang được triển khai thực hiện...

Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội trong năm 2025
Xã hội

Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội trong năm 2025

Ngày 13.11.2024, tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...