Xuất khẩu dừa hướng tới mục tiêu "tỷ đô"

10 tháng đầu năm, xuất khẩu dừa và các sản phẩm liên quan đạt 902,8 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2022. Với kết quả này, ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho rằng, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 sẽ đạt 1 tỷ USD và kỳ vọng vượt 1 tỷ USD trong năm 2024.

 Việt Nam thuộc tốp 10 nước trồng dừa lớn nhất thế giới

 - Sự phát triển của ngành dừa trong những năm qua diễn ra như thế nào, thưa ông?

- Trước đây cây dừa có thể rất xa lạ, chưa được quan tâm, nhưng sau 12 năm không ngừng nỗ lực phát triển, cây dừa đã được xây dựng thành cây chủ lực quốc gia và được xây dựng bộ thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm để quảng bá trên tất cả các diễn đàn trong và ngoài nước.  

Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam Cao Bá Đăng Khoa

Việt Nam thuộc top 10 nước trồng dừa lớn nhất thế giới với diện tích dừa cả nước đạt gần 200.000ha, tập trung tại các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cây dừa đang là nguồn thu nhập cho khoảng 389.530 hộ nông dân.

Năm 2010,tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dừa Việt Nam chỉ 180 triệu USD, tỉnh Bến Tre chiếm 70% chỉ với 6 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, còn lại các doanh nghiệp thương mại, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, ít sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, cả nước đã 90 doanh nghiệp ngành dừa và liên quan đến dừa, trong đó có 42 doanh nghiệp sản xuất chế biến sâu. Các doanh nghiệp không chỉ sản xuất đơn thuần mà còn khai thác nguyên liệu từ dừa, phục vụ các ngành thực phẩm, y tế, mỹ phẩm.

Cộng đồng doanh nghiệp ngành dừa đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, vùng trồng nguyên liệu hữu cơ. Nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ, vùng trồng nguyên liệu hữu cơ tại Tây Ninh, Hậu Giang, Long An, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định để hướng đến xuất khẩu. Trong đó, có khoảng 15 trang trại trồng dừa chuyên canh có diện tích trên 100ha.

- Tình hình xuất khẩu dừa hiện nay ra sao?  

-Dừa là một trong số ít loại cây trồng mà tất cả các bộ phận của cây đều có thể sản xuất ra các sản phẩm có giá trị. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa như: bánh, kẹo, mỹ phẩm, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ... năm 2022 đạt khoảng 940 triệu USD. 

Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế khó khăn nên xuất khẩu của ngành dừa sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quý II và III, ngành dừa đón nhận nhiều tin vui. Đầu tiên là việc Mỹ chấp thuận cho dừa Việt Nam vào thị trường, đồng nghĩa các nước châu Âu cũng mở cửa theo, không chỉ dừa tươi, mà còn dừa nguyên trái khô, nguyên liệu. Tháng 8 vừa qua,Hải quan Trung Quốc cũng đã gửi thư rà soát sản lượng, để làm báo cao chung tiến tới nghiên cứu xuất khẩu chính ngạch trái dừa tươi, đến nay đã đàm phán đạt gần 60% và tương lai chắc chắn sẽ nhập dừa tươi của Việt Nam.

Với nhiều tín hiệu tích cực, hết năm 2023 kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu dừa sẽ đạt 1 tỷ USD. Bước sang năm 2024, ngành phấn đấu xuất khẩu đạt hoặc vượt 1 tỷ USD. 

-Trước thông tin trái dừa sẽ được xuất đi Mỹ và Trung Quốc, các địa phương đã có sự chuẩn bị như thế nào?

- Hiện tại, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tập huấn, hướng dẫn bà con canh tác dừa theo tiêu chuẩn GAP, Global GAP, hữu cơ… để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nông trại dừa hữu cơ, riêng Bến Tre đã có hơn đã có hơn 15.000ha dừa đạt chứng nhận này.

Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đăng ký mã vùng trồng và mã sản phẩm xuất khẩu cho trái dừa tươi. Nhiều hợp tác xã tuyên truyền kỹ thuật chăm sóc cho dừa nhằm thu được kết quả trái đạt chuẩn ( 2,8 - 3,2 kg/1 trái) đủ điều kiện đưa vào sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn cao.

Sẽ hình thành bản đồ dừa trên cả nước

-Bên cạnh tin vui như vậy, có những khó khăn nào ngành dừa phải đối mặt?

-Tập quán trồng dừa bằng các nguồn giống không kiểm soát, tự lai tạo và không được đăng ký lưu hành về giống đang là trở ngại lớn cho việc hình thành các vùng nguyên liệu. Ngoài ra, ngành cũng thiếu sự liên kết, đồng bộ… Thêm vào đó, khi tốc độ phát triển lớn, cộng đồng doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng. Thực tế, chỉ có 10 nhà máy được đầu tư trên 10 triệu USD, nhưng cũng đã lâu đời, đầu tư nhân lực còn chậm. Còn với lứa doanh nghiệp “trẻ hơn” thì hầu hết làm vội vã để kiếm doanh thu, đây cũng là vấn đề đáng lo của ngành.

-Hiệp hội sẽ làm gì để đạt kim ngạch xuất khẩu "tỷ đô" trong năm 2024 và hướng đến sự phát triển bền vững? 

- Để tiếp cận thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu cần nỗ lực của nhiều cơ quan, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nông dân trồng dừa với kế hoạch bài bản, thận trọng.

Thời gian tới, Hiệp hội tiếp tục mời gọi đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu dừa đạt chuẩn; hình thành bản đồ dừa trên cả nước để làm dữ liệu cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham khảo. Triển khai xây dựng thương hiệu cho ngành dừa, đẩy mạnh liên kết vùng trồng đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Tiến đến truy xuất nguồn gốc cũng như bảo hộ thương hiệu sản phẩm ngành dừa thị trường trong và ngoài nước. 

Hiệp hội sẽ phối hợp với Cục Trồng trọt hỗ trợ địa phương đăng ký giống đầu dòng, hỗ trợ doanh nghiệp đăng lý lưu hành đăng ký sở hữu về giống. Phối hợp Cục Bảo vệ thực vật, Viện cây ăn quả miền Nam tổ chức chương trình phòng ngừa dịch bệnh cho cây dừa để tránh ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng

Đặc biệt, chúng tôi sẽ quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp giao thương trong và ngoài nước để tìm kiếm khách hàng; đồng thời đề xuất chính sách hỗ trợ về máy móc, vốn vay, xây dựng vùng trồng bền vững...

- Xin cảm ơn ông!

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.