Xuất hiện ca bệnh nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore đầu tiên tại Đồng Nai

Một bé gái 14 tuổi ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai bị nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore đầu tiên chưa rõ nguồn lây.

Xuất hiện ca bệnh nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore đầu tiên tại Đồng Nai -0
Bé gái 14 tuổi nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Cụ thể, ca bệnh là bé gái T.T.D.M. (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) được phát hiện nổi hạch ở vùng cổ vào đầu tháng 8.2024. Sau khi được đưa đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, các bác sĩ chẩn đoán viêm hạch nên gia đình đã lấy thuốc cho bé M. về nhà uống.

Đến ngày 29.8, kết quả xét nghiệm ghi nhận bệnh nhân M. dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Đến nay, chưa rõ nguồn lây của ca bệnh này.

Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, bệnh nhân M. bị nhiễm bệnh ở ngoài cộng đồng. Sau khi được điều trị bằng kháng sinh, hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cơ bản ổn. Tuy nhiên, bệnh phải được theo dõi sát và điều trị theo phác đồ nên khả năng vài tuần nữa bệnh nhân mới được xuất viện.

Theo người nhà bé M., trước khi phát hiện bệnh, bé M. ở nhà, không đi khỏi địa phương. Hàng ngày M. đi học gần nhà.

Sau khi ghi nhận ca bệnh, ngành y tế Đồng Nai đã tiến hành phun khử khuẩn trong nhà, xung quanh nhà bệnh nhi. Đồng thời lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhi để theo dõi sức khỏe. Đến nay người thân trong gia đình và bạn học của bệnh nhân M. chưa phát hiện triệu chứng bất thường.

Bệnh Whitmore (còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người") là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong trên 30%, nhất là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi nặng.

Bệnh thường xâm nhập vào cơ thể người qua da bị trầy xước. Những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn nhưng không sử dụng bảo hộ lao động nguy cơ cao mắc bệnh này.

Ngoài ra, người mắc bệnh còn do hít phải những hạt bụi hay uống nước, ăn những thực phẩm có chứa vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Tuy nhiên, việc lây truyền từ người sang người hay truyền từ động vật sang người cực kỳ hiếm gặp.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn có thể gây nhiều thể lâm sàng khác nhau như viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn da mô mềm: áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào; áp xe đa cơ quan: áp xe gan, lách, thận, tuyến mang tai... Tổn thương da dạng loét, hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể.

Đến nay, bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động như mang găng tay, đi ủng…

Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024
Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, bánh trung thu tăng đột biến. Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Quang cảnh lễ ký kết
Sức khỏe

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Trung ương Huế ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép thận

Ngày 12.9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ Trần Quốc Luận cùng đoàn công tác của Bệnh viện đã có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế để tham quan học tập các kỹ thuật ghép thận, kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ – bỏng, đồng thời ký kết hợp đồng để Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện và chuyển giao kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ