Xây dựng đặc khu kinh tế là chủ trương nhất quán

Đây là chia sẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi trao đổi với cử tri các quận Thanh Xuân, Hà Đông và Cầu Giấy tại các Hội nghị tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIV ngày hôm qua.

Sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng

Trực diện vào dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng - hai dự luật “đang sôi sục” trong dư luận, Tổng Bí thư thẳng thắn, liên quan đến 2 dự luật này, một số nơi đã xảy ra biểu tình, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, để những phần tử chống đối phá hoại kích động gây rối, trong đó ở Bình Thuận “tình hình rất nghiêm trọng”. “Mấy hôm nay chúng ta đang tập trung chấn chỉnh, khắc phục hậu quả và xử lý nghiêm minh những kẻ cầm đầu, chống đối với động cơ xấu”, Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu và cử tri quận Thanh Xuân Ảnh: Trí Dũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu và cử tri quận Thanh Xuân Ảnh: Trí Dũng

Liên quan đến dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Tổng Bí thư nêu rõ, chúng ta có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế lâu rồi, từ những năm 90 của thế kỷ trước, thời kỳ Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đi khảo sát Bắc Vân Phong ở Nha Trang, Khánh Hòa. Học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới là một cách thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm các cơ chế mới, để mở rộng làm kinh tế cho tốt. Nhưng vì đây là vấn đề rất khó, mới, nhạy cảm, hệ trọng, cho nên chúng ta làm rất thận trọng. Có chủ trương rồi, Hiến pháp cũng ghi rõ yêu cầu thành lập các đặc khu hành chính - kinh tế, nghị quyết của Trung ương và nhiều văn bản khác cũng đã nêu, nhưng vấn đề là làm như thế nào cho có hiệu quả, liên quan đến quốc phòng - an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, vừa phát huy được sức mạnh trong nước, ngoài nước, nhưng phải giữ được độc lập chủ quyền của quốc gia. Đây là chủ trương nhất quán. Còn thiết kế cụ thể như thế nào thì mỗi nước mỗi khác, mỗi một khu vực mỗi khác, chúng ta không thể làm đại khái được. Vừa rồi, chúng ta làm rất thận trọng, thảo luận qua mấy kỳ họp, thống nhất tương đối cao, cũng chuẩn bị trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Năm vừa qua. Nhưng vẫn còn một số ý kiến đóng góp, băn khoăn về quy định của dự án Luật này. Cho nên, Đảng, Nhà nước thấy rằng, phải lắng nghe, phải dân chủ, phải tiếp thu, bao giờ hoàn thiện tốt thì mới xem xét, thông qua.

“Chúng ta đã quyết định dừng lại để lắng nghe, có thêm thời gian để hoàn thiện dự thảo từ chiều 8.6, nhưng tại sao đến ngày 10 - 11.6 một số nơi vẫn đi biểu tình phản đối dự án Luật, tức là chứng tỏ “có ý đồ khác”, Tổng Bí thư nói.

Thực tế, quá trình thảo luận dự án Luật cho thấy, một trong những nội dung còn ý kiến băn khoăn liên quan đến quy định về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh. Cụ thể, về quản lý, sử dụng đất tại đặc khu, dự thảo quy định, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nội dung thể hiện trong dự thảo khá rõ. “Đây đâu phải là bàn giao đất cho nước A, nước B nào, hay cho người ta vào đặc khu một cách tự do, phải tùy từng dự án cụ thể”, Tổng Bí thư lưu ý. Pháp luật hiện hành quy định thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm, nhưng vì đây là đặc khu, để khuyến khích, nên dự tính ban đầu là thời hạn sử dụng đất có thể kéo dài hơn nhưng không quá 99 năm, và còn qua nhiều quy trình, trong đó căn cốt là “do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.

Song thực tế, theo Tổng Bí thư, một số phần tử đã lợi dụng chỗ này, nói là cho Trung Quốc vào đặc khu thuê đất 99 năm thì mất nước để kích động kêu gọi biểu tình biểu thị lòng yêu nước. Rõ ràng, “sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước đã bị lợi dụng, có những phần tử đã cố tình kích động lòng yêu nước chân chính của người dân để âm mưu việc khác, làm việc xấu”. Ở đây, “có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ là có yếu tố nước ngoài”. Nhấn mạnh điều này, Tổng Bí thư mong cử tri và nhân dân hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực phê phán, góp phần đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Không “nuông chiều” tiêu cực

Tương tự như vậy, với Luật An ninh mạng, Tổng Bí thư nêu rõ, sở dĩ có một số ý kiến cho rằng, việc thông qua Luật này là xâm phạm tự do, nhân quyền, cấm thông tin... cũng là do mạng kích động.

Hiện nay, trên thế giới nhiều nước đã ban hành Luật An ninh mạng. Điều này đã được chỉ rõ trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng khi trình QH xem xét thông qua. Sự cần thiết của đạo luật này có lẽ không cần phân tích thêm, nhất là trong thời đại cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ một mặt mang lại nhiều lợi ích, nhưng mặt khác cũng gây khó cho công tác quản lý. Hiện nay, một trong những tình trạng khá phổ biến, đó là “thông qua mạng internet để tuyên truyền, kích động biểu tình, gây rối, biểu tình đường phố, làm cách mạng màu, lật đổ chính quyền”. Việc phát huy ưu thế của công nghệ hiện đại “lợi thì rất lợi”, nhưng “nếu không cảnh giác thì cũng rất nguy hiểm”. Cho nên, “chúng ta phải có Luật An ninh mạng để bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân, không để tình trạng muốn nói gì thì nói, “xuyên tạc đủ đường”, Tổng Bí thư thẳng thắn.

Từ những phân tích cụ thể và rõ ràng như vậy, Tổng Bí thư lưu ý: Phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác, không mơ màng, không mắc mưu kẻ địch. Nội bộ có khuyết điểm thì sửa và chúng ta đang làm. Các Hội nghị Trung ương gần đây ra nhiều Nghị quyết về chống tham nhũng, tiêu cực, thể hiện rõ quan điểm “không nuông chiều, che giấu tiêu cực”. Nhưng thực tế có những phần tử lợi dụng chống tiêu cực để phơi bày, hoặc chỉ nói mặt xấu, kích động chống chế độ, nhiều nước mất nước, mất chế độ là từ những việc để mất cảnh giác như thế này”, Tổng Bí thư cảnh báo.

Luật An ninh mạng và dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là hai trong số nhiều dự luật cũng như các quyết đáp quan trọng trong chương trình nghị sự của QH tại Kỳ họp thứ Năm vừa qua. Cùng là những dự luật còn ý kiến khác nhau, thậm chí là vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ một bộ phận người dân (do bị kích động), nhưng một dự luật đã được QH bấm nút thông qua, và một dự luật được quyết định lùi thời hạn xem xét, thông qua từ Kỳ họp thứ Năm sang Kỳ họp thứ Sáu. Điều này cho thấy sự nhanh nhạy của Quốc hội, và cao hơn là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, hành động kịp thời của Chính phủ.

Dẫn cụ thể về hai dự luật vốn được coi nhạy cảm, Người đứng đầu Đảng ta một lần nữa chỉ rõ: QH ta đã rất sáng suốt, thông qua Luật An ninh mạng với 86,86% số đại biểu tán thành”. Và với dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, cũng là một quyết định thấu đáo, kịp thời, thể hiện sự lắng nghe ý kiến của nhân dân, để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Tinh thần là “có lợi thì thông qua”, Tổng Bí thư nói.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…