Vườn quốc gia Ba Bể - khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam

Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10.11.1992 của Thủ tướng Chính phủ. VQG Ba Bể cách thị xã Bắc Kạn 68km theo hướng Tây Bắc và cách Hà Nội 250km về phía Bắc. Vườn là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi của vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới. Ba Bể là khu Cát tơ cổ (Sand area - silk neck), có nhiều hang động đẹp. Năm 1986, Ba Bể được công nhận là Di sản Văn hóa lịch sử quốc gia. Đến năm 2003, Ba Bể được công nhận là Khu Di sản của ASEAN.

Các nghiên cứu đa dạng sinh học gần đây đã khẳng định tính đa dạng cao của khu hệ thực vật VQG Ba Bể, ghi nhận 1.268 loài thực vật bậc cao có mạch. Đáng chú ý là loài bị đe dọa toàn cầu ở mức nguy cấp (EN): nghiến (Burretiodendron Hsienmu) - tương đối phổ biến và gần như là loài ưu thế ở hồ Ba Bể, đây là loài phân bố hẹp ở các vùng đá vôi của Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Dạng rừng hỗn giao cây lá kim và cây lá rộng trên động Cát tơ đặc trưng bởi sự có mặt của nhiều loài hạt trần hiếm...

Về động vật, đã ghi nhận 553 loài động vật có xương sống gồm 81 loài thú, 332 loài chim, 48 loài bò sát lưỡng cư, 106 loài cá...Trong đó có nhiều loài được liệt kê trong Danh mục đỏ các loài bị đe dọa toàn cầu 2008 của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) như Rái cá thường; Beo lửa; Dơi tai Miến Điện; Sóc bay lông chân; Cầy vằn Bắc; Voọc đen má trắng; Vạc hoa; Hồng hoàng; Diều cá đầu xám; Trăn đất... 

Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm VQG Ba Bể, có độ cao 150m so với mặt biển là một thủy vực liên tục với chiều dài tới 8km và chiều rộng tới 800m, có nhiều đảo đá vôi nhỏ. Độ sâu trung bình của hồ dao động từ 17 - 23m với chỗ sâu nhất lên tới 29m, có diện tích 450 ha. Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi có cơ chế hình thành độc đáo nhất thế giới, hồ trên núi đá vôi nhưng không bao giờ cạn nước. Hồ có tính đa dạng sinh học cao với 106 loài cá, trong đó có nhiều loài đặc hữu quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, là nơi di trú của các loài chim nước. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy loài vạc hoa, một loài chim được coi là tuyệt chủng trên thế giới sau 25 năm. Nguồn lợi thủy sản của hồ Ba Bể là nguồn thu nhập chủ yếu cho cộng đồng dân cư sống xung quanh hồ.

Năm 2008, hồ Ba Bể được các quốc gia châu Á đưa vào danh sách 68 khu bảo tồn đất ngập nước nội địa, ven biển có giá trị đa dạng sinh học và môi trường quốc gia cũng như toàn cầu. Hồ Ba Bể là một trong năm vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13.10.2008 về việc Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn đất ngập nước nội địa đến năm 2020. Việc điều tra, khảo sát, lập hồ sơ và đề nghị công nhận các khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar) là một nhiệm vụ chủ yếu được thể hiện tại Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31.5.2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartegana về an toàn sinh học”.

VQG Ba Bể đáp ứng 5 tiêu chí mà quốc tế đề ra để được công nhận là Ramsar:

Thứ nhất, một vùng đất ngập nước được cho là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó chứa đựng một mẫu về sự độc đáo, hiếm và đại diện cho một kiểu đất ngập nước tự nhiên hoặc gần với tự nhiên có trong vùng địa lý sinh học đặc biệt.

Thứ hai, khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó đóng vai trò hỗ trợ cho các hệ sinh thái đang bị đe dọa hoặc các loài có nguy cơ bị nguy hiểm hoặc cực kỳ nguy hiểm.

Thứ  ba, khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó đóng vai trò hỗ trợ cho các loài động vật, thực vật có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học tại một khu sinh địa lý cụ thể.

Thư tư, khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng nếu nó thường xuyên hỗ trợ 1% số lượng một loài hoặc phân loài chim nước.

Thứ  năm, khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ một tỷ lệ đáng kể các loài, phân loài và các họ cá bản địa, các giai đoạn lịch sử trong vòng đời, sự tương tác giữa các loài hoặc số lượng mà có tính đại diện cho lợi ích của khu đất ngập nước hoặc các giá trị bằng cách ấy, đóng góp vào sự đa dạng sinh học của toàn cầu.

Được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ TN - MT, UBND tỉnh Bắc Kạn, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học, tháng 1.2011, hồ sơ khoa học VQG Ba Bể được trình lên Ban Thư ký Công ước Ramsar. Ba Bể chính thức được công nhận là khu Ramsas thứ 1.938 của thế giới vào ngày 2.2.2011 và trở thành khu Ramsas thứ 3 của Việt Nam sau Xuân Thủy (Nam Định) vào năm 1988 và Bàu Sấu (Đồng Nai) vào năm 2005. 

VQG Ba Bể được công nhận là khu Ramsar góp phần nâng cao vị thế và nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước Ramsar, thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước. Bên cạnh đó cũng góp phần quảng bá những giá trị hình ảnh của VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến với bạn bè quốc tế. Danh hiệu Ramsar Ba Bể là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng, nhưng đồng thời cũng gắn thêm trách nhiệm của địa phương trong việc bảo tồn, phát huy và gìn giữ các giá trị quý báu của vùng đất ngập nước quan trọng này.

Môi trường

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà
Kinh tế

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Ngày 25.4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển
Môi trường

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển


Là một trong những địa phương ven biển tiên phong tham gia các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa từ năm 2018, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa
Môi trường

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành thách thức toàn cầu, cùng với mục tiêu của Đà Nẵng xây dựng hình ảnh Đô thị xanh, quận Thanh Khê đã và đang khẳng định vai trò là một trong những đơn vị tiên phong triển khai hiệu quả các mô hình, sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.