AMM-56: Nỗ lực và kỳ vọng về một ASEAN - tâm điểm của tăng trưởng

Sáng 11.7, tại Jakarta, Indonesia, đã diễn ra các hoạt động đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56).

Các đại biểu dự phiên đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR). (Ảnh: Tuấn Anh)
Các đại biểu dự phiên đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR). Ảnh: Tuấn Anh

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và phiên đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR).

Ủy ban Hiệp ước SEANWFZ đã nghe Tổng Thư ký ASEAN báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch Hành động SEANWFZ giai đoạn 2023 - 2027, hoan nghênh các kết quả đạt được trong thúc đẩy an ninh, an toàn hạt nhân cũng như trong hợp tác ASEAN với các đối tác, nhất trí tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho việc các nước có vũ khí hạt nhân tham gia Hiệp ước. Đặc biệt, trong bối cảnh chứng kiến nhiều biến động và thách thức, kể cả nguy cơ xung đột hạt nhân, các Bộ trưởng khẳng định lại ý chí chính trị của các nước tham gia Hiệp ước duy trì mục tiêu của SEANWFZ, tham vấn, đối thoại vì một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân. Các Bộ trưởng thông qua Tài liệu khái niệm về các sáng kiến hợp tác chung giữa ASEAN và Cơ quan ngăn cấm vũ khí hạt nhân tại Mỹ Latin và Caribê (OPANAL), góp phần nâng cao giá trị của Hiệp ước SEANWFZ, đồng thời đóng góp vào các nỗ lực chung chống phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị.

Chia sẻ tầm quan trọng của SEANWFZ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh sự cần thiết nâng cao giá trị và vị thế của Hiệp ước trong bối cảnh phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay, khẳng định cam kết và quyết tâm của Việt Nam triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động Hiệp ước, và nhất trí cùng ASEAN tiếp tục thúc đẩy các nước sở hữu vũ khí hạt nhân tham gia Nghị định thư SEANWFZ.

Sáng cùng ngày, các bộ trưởng đã có phiên đối thoại với Ủy ban AICHR. Với 15 hoạt động trong năm qua, Ủy ban AICHR đã thúc đẩy hợp tác về quyền con người đạt kết quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực như: quyền của người khuyết tật, quyền trẻ em, biến đổi khí hậu, quyền môi trường… Thông qua tham vấn, hỗ trợ chính sách cho các cơ quan chuyên ngành và các chuyến đi thực tế, AICHR có cơ hội trao đổi, lắng nghe ý kiến và quan tâm của nhiều nhóm, giới, góp phần thiết thực đưa Cộng đồng ASEAN đến gần hơn với người dân và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Các Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh thúc đẩy và bảo đảm quyền con người là nội dung và mục tiêu xuyên suốt của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trước tác động thuận nghịch của nhiều vấn đề đang nổi lên hiện nay, ảnh hưởng sâu sắc đến quyền con người, các bộ trưởng nhấn mạnh AICHR, với vai trò và nhiệm vụ được giao cần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tham vấn và đối thoại liên ngành để xây dựng giải pháp thấu đáo, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người dân và phù hợp với quan tâm chung của khu vực.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao nỗ lực của AICHR và kết quả triển khai Kế hoạch Công tác 2021-2025, đề nghị AICHR duy trì cách tiếp cận tiệm tiến, phù hợp với quan tâm của các nước; triển khai các hoạt động hợp tác với các đối tác trên tinh thần xây dựng, thiện chí, phù hợp với nguyên tắc, quy trình và thủ tục của ASEAN.

+ Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự phiên họp toàn thể Hội nghị AMM-56 với trọng tâm thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, quan hệ đối ngoại và cấu trúc khu vực.

Chúc mừng Indonesia với những kết quả đã đạt được, đặc biệt là thành công ấn tượng của Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua tại Labuan Bajo, các nước tái khẳng định ủng hộ nỗ lực triển khai các ưu tiên của Chủ tịch hướng tới “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”. ASEAN được kỳ vọng trở thành trung tâm của tăng trưởng, thu hút đầu tư và nguồn lực phục vụ phát triển. So với bức tranh chung của kinh tế toàn cầu, ASEAN vẫn duy trì được động lực tăng trưởng với tín hiệu tích cực trong tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và phục hồi trong ngành dịch vụ. Để hiện thực hóa kỳ vọng trên, các Bộ trưởng nhất trí củng cố hơn nữa khả năng tự cường và thích ứng linh hoạt của ASEAN trước mọi cơ hội và thách thức đặt ra cho khu vực. Trong môi trường chiến lược đầy biến động, đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN cần được khẳng định mạnh mẽ hơn nữa. ASEAN cần đi đầu trong việc định hình một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ với sự tham gia tích cực và đóng góp trách nhiệm của các đối tác cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Hợp tác trong các lĩnh vực như ổn định tài chính, tự cường chuỗi cung ứng, y tế chuyển đổi số, an ninh năng lượng, an ninh lương thực… tiếp tục được thúc đẩy trên các kênh chuyên ngành của ASEAN, góp phần nâng cao năng lực và khả năng sẵn sàng ứng phó và chống chịu của ASEAN trước các thách thức hiện tại và tương lai.

Hội nghị nhất trí thúc đẩy triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khuyến khích các đối tác hợp tác cụ thể, thực chất với ASEAN trên các lĩnh vực ưu tiên về kết nối, hợp tác hàng hải, phát triển bền vững và kinh tế, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, góp phần vào hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

Chia sẻ nhận định chung về một thế giới ngày càng phức tạp, khó lường, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh ASEAN không thể tránh khỏi đối mặt với các thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Song, với sự tôi luyện trong 56 năm qua, ASEAN có đủ cơ sở để tự hào và tin tưởng về một cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh. ASEAN tiếp tục là một điểm sáng với dự báo tăng trưởng khả quan trong năm 2023 ở mức 4.7%. Trước tác động của đại dịch vẫn đang hiện hữu, ASEAN cần đặt hợp tác kinh tế, thương mại ở nhiệm vụ trung tâm, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng để tái cấu trúc nền kinh tế. ASEAN cần nắm chặt cơ hội để không bị bỏ lại phía sau. Bộ trưởng hoan nghênh sáng kiến của Chủ tịch ASEAN 2023 tổ chức Diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, với trọng tâm về cơ sở hạ tầng, phát triển bền vững và kinh tế sáng tạo, và đề nghị ASEAN dành thêm quan tâm cho các lĩnh vực tiềm năng khác như kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu. Khẳng định hòa bình, an ninh, ổn định là điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng, Bộ trưởng đề cao truyền thống đối thoại và hợp tác của ASEAN, tăng cường tin cậy, vượt qua khác biệt và xây dựng đồng thuận. Trong quan hệ với các đối tác, ASEAN cần duy trì cách tiếp cận cân bằng, cùng các đối tác tham vấn trên các vấn đề cùng quan tâm, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, quy trình và thủ tục của ASEAN. Bộ trưởng tái khẳng định và đề nghị các đối tác tôn trọng lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông.

+ Sáng cùng ngày, tại Jakarta, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp riêng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith nhân dịp cùng dự Hội nghị AMM-56.

Quốc tế

Nhật Bản: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trở thành tân Thủ tướng
Quốc tế

Nhật Bản: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trở thành tân Thủ tướng

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã giành chiến thắng trong cuộc đua gồm 9 ứng cử viên để kế nhiệm ông Fumio Kishida làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội với tư cách là Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản vào ngày 1.10 tới.

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc
Thế giới 24h

Gói kích cầu kinh tế của Trung Quốc, táo bạo nhưng chưa toàn diện?

Trung Quốc vừa công bố một gói kích thích táo bạo nhất của nước này trong nhiều thập kỷ trở lại đây, nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nay. Song, giới phân tích cho rằng, gói kích cầu vừa được đưa ra chưa đủ để giải quyết triệt để các vấn đề mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đương đầu.

Luật Thuốc lá mới của Malaysia: Bước tiến vì sức khỏe cộng đồng
Quốc tế

Luật Thuốc lá mới của Malaysia: Bước tiến vì sức khỏe cộng đồng

Bắt đầu từ ngày 1.10 tới, Luật Thuốc lá mới của Malaysia sẽ chính thức có hiệu lực. Luật mới nhằm kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng và phân phối các sản phẩm thuốc lá. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khi các quy định mới sẽ điều chỉnh cả thuốc lá truyền thống lẫn thuốc lá điện tử…

arabianbusiness.com
Quốc tế

Kinh tế các quốc gia vùng Vịnh trong bối cảnh xung đột leo thang

Trong những ngày vừa qua, Israel đã thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn nhất nhằm vào lực lượng Hezbollah ở Lebanon, đẩy Trung Đông đứng trước nguy cơ đối mặt với một cuộc chiến tranh khu vực toàn diện. Tình hình bất ổn đã khiến giá dầu tăng cao, nhưng điều kỳ lạ là các nước xuất khẩu dầu mỏ ở vùng Vịnh không vui mừng vì điều này.

Hiệp ước Tương lai: Cần cụ thể hóa bằng hành động
Quốc tế

Hiệp ước Tương lai: Cần cụ thể hóa bằng hành động

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua Hiệp ước Tương lai – một văn kiện đầy tham vọng cam kết hành động hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức. Văn bản này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà lãnh đạo của 193 quốc gia thành viên biến những lời hứa thành hành động để thực sự tạo nên sự khác biệt cho thế giới.

Hàng loạt thiết bị liên lạc phát nổ ở Lebanon
Quốc tế

“Góc tối” về chuỗi cung ứng châu Á?

Các thiết bị liên lạc như máy nhắn tin và bộ đàm có nhãn hiệu từ châu Á phát nổ ở Lebanon đã dấy lên cuộc tìm kiếm về nguồn gốc các thiết bị này, hé lộ một thị trường công nghệ cũ “mờ ám” khi người mua thậm chí không chắc chắn về những gì mình sẽ nhận. Hơn nữa, sự việc này cũng khiến các công ty phải đối mặt với những khó khăn trong việc ngăn chặn sản phẩm của họ bị sử dụng cho các hoạt động quân sự hoặc khủng bố.

Tân Tổng thống Sri Lanka và lời hứa thay đổi
Quốc tế

Tân Tổng thống Sri Lanka và lời hứa thay đổi

Ngày 23.9, Tổng thống đắc cử Anura Kumara Dissanayake đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành nguyên thủ quốc gia thứ 9 của Sri Lanka kể từ khi nước này độc lập vào năm 1948. Với cam kết mang lại một nền văn hóa chính trị mới, ông được kỳ vọng sẽ thúc đẩy những thay đổi ở một quốc gia đang phải vật lộn với khó khăn kinh tế này.

Làn sóng kêu gọi trì hoãn thực thi Quy định Chống phá rừng của châu Âu
Quốc tế

Làn sóng kêu gọi trì hoãn thực thi Quy định Chống phá rừng của châu Âu

Các tiếng nói phản đối quy định khắt khe của châu Âu về việc cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực liên quan đến phá rừng ngày càng mạnh mẽ. Theo đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala, các thành viên nội các ở Brazil, và thậm chí cả Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa qua đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) trì hoãn thực thi Quy định chống phá rừng (EUDR) dự kiến có hiệu lực vào cuối năm nay.

Trung Quốc: Tăng thời gian giải lao để khuyến khích học sinh vận động
Giáo dục

Trung Quốc: Tăng thời gian giải lao để khuyến khích học sinh vận động

Các trường tiểu học và THCS tại nhiều thành phố của Trung Quốc đã kéo dài thời gian nghỉ giữa giờ học từ 10 lên 15 phút, áp dụng từ tháng 9 khi bắt đầu học năm học mới. Chính sách này nhận được sự ủng hộ từ đông đảo phụ huynh và học sinh, được đánh giá là sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho các em.