Vì người nghèo - đạo lý và trách nhiệm

Truyền thống đoàn kết, “tương thân tương ái” được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể tỉnh Hà Tĩnh chung tay vào cuộc với nhiều chương trình như: hỗ trợ sinh kế, “Tết vì người nghèo”, “Tết sum vầy”, “Nâng bước em đến trường”, “Chợ nhân đạo”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Mẹ đỡ đầu”... Những chương trình này đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhiều người nghèo, giúp các đối tượng yếu thế có cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Chỗ dựa vững chắc cho người nghèo

Từ năm 2020-2022, khi  đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề, Hà Tĩnh còn phải gánh chịu hậu quả nặng nề của trận lũ lụt lịch sử. Trong thời điểm khó khăn đó, người dân bất kể giàu nghèo, sang hèn, chung tay giúp đỡ nhau, đồng hành cùng chính quyền chống thiên tai, dịch bệnh.

image_6483441(58).jpg -0
Nhiều phụ nữ và trẻ em được đón về quê bằng máy bay trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở miền Nam. (Ảnh tư liệu: Đình Nhất)

Với sự quan tâm, tích cực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, cả cộng đồng, trong những năm qua, người nghèo ở Hà Tĩnh đã cơ bản bước đầu vượt qua khó khăn về nhà ở, sinh kế. Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái được phát huy cao độ, giúp người nghèo có chỗ dựa vững chắc, có động lực để vươn lên thoát nghèo bền vững. Với những kết quả đạt được, Hà Tĩnh đã góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Nhật Tân

Đó là những “gian hàng 0 đồng” cho người nghèo, đó là những “shipper áo xanh” tình nguyện vận chuyển hàng hóa cho người dân vùng phong tỏa, những tổ nhóm phụ nữ đi chợ hộ gia đình cách ly, các bếp ăn công đoàn đỏ lửa suốt mùa dịch. Là những gia đình sẵn sàng biến nhà mình thành nhà tránh lũ cộng đồng, bếp ăn tập thể cho hàng xóm trong những ngày nước dâng...

Sự tương thân tương ái còn thể hiện rõ trong chính sách kịp thời, nhân văn của cấp ủy, chính quyền. Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh ở miền Nam, Hà Tĩnh đã điều hàng chục chuyến xe, máy bay vào tâm dịch để đón người dân nghèo hồi hương.

Ngay sau trận lũ lịch sử, Nghị quyết số 01-NQ/TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành.

Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ mới sau đại hội, trong đó, có nội dung quan trọng là tập trung xây dựng công trình nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ và nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ. Cả hệ thống chính trị đã đồng lòng, dồn sức thực hiện nghị quyết. Kết quả, sau gần 3 năm triển khai, 58 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, hơn 5.000 nhà ở kiên cố cho người nghèo được xây dựng.

Ông Nguyễn Đình Nhâm (thôn Bồng Phài, xã Sơn Tây, Hương Sơn) chia sẻ: “Bản thân là thương binh, ốm đau bệnh tật thường xuyên, gia cảnh nghèo khó. Được các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ, bà con láng giềng giúp đỡ, gia đình tôi đã xây dựng được căn nhà mới khang trang. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc, sự động viên lớn lao đối với vợ chồng tôi khi tuổi già”.

Không ai bị bỏ lại phía sau

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hình thức để vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và tạo nguồn lực thực hiện công tác an sinh xã hội.

Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, trong 8 tháng năm 2023, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động được hơn 44 tỷ đồng và nguồn an sinh xã hội vận động hơn 44 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 306 nhà ở; hỗ trợ phát triển sản xuất cho gần 600 hộ; tặng quà, hỗ trợ đột xuất, khám chữa bệnh, học bổng cho hàng nghìn lượt người...

image_6483441(57).jpg -0
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Nhật Tân trao hỗ trợ xây nhà ở cho gia đình ông Nguyễn Đình Nhâm (thôn Bồng Phài, xã Sơn Tây, Hương Sơn)

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã ban hành quyết định trích gần 53 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 757 căn nhà cho hộ nghèo vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng tích cực phối hợp, tham mưu các địa phương, đơn vị triển khai dự án xây dựng 1.000 căn nhà cho người nghèo từ nguồn hỗ trợ của Bộ Công an...

Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, ngoài nguồn hỗ trợ từ cấp tỉnh, các địa phương cũng đã huy động hiệu quả nguồn lực để thực hiện công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thạch Hà Trần Danh Vinh cho biết: “Từ năm 2022 đến nay, MTTQ Việt Nam huyện đã kêu gọi, vận động từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng 105 nhà ở cho người nghèo. Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam cấp xã, các hội đoàn thể cũng kêu gọi hàng tỷ đồng tặng quà, hỗ trợ sinh kế, trao học bổng, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo trên địa bàn”.

Huyện Kỳ Anh cũng là địa phương đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác chăm lo cho người nghèo. Từ năm 2020 đến nay, địa phương đã huy động 41,5 tỷ đồng để xây dựng 4 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, 471 ngôi nhà kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai...

Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh Hồ Huy Thành cho hay: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp, mạnh thường quân; huy động sự tham gia tích cực bằng nhiều hình thức của Nhân dân địa phương; giám sát chặt chẽ việc thực hiện và kịp thời tháo gỡ vướng mắc... là những cách làm đồng bộ, kịp thời mà huyện Kỳ Anh đã áp dụng để triển khai hiệu quả các chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo. Địa phương phấn đấu đến cuối năm 2023 hoàn thành xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn”.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.