Văn học thiếu nhi góp phần định hướng nhân cách và phát triển tâm hồn, trí tuệ cho trẻ

Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ. Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và phát triển toàn diện về nhân cách.

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu để tái hiện thế giới. Văn học thiếu nhi phản ánh thế giới khách quan, giúp trẻ thơ hiểu về cuộc sống muôn màu. Đó là những tri thức về thế giới loài vật, cây cỏ hoa lá, những tri thức về phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống và hiện đại. Văn học thiếu nhi chứa đựng cái nhìn mới của trẻ thơ về thế giới tràn đầy âm thanh, màu sắc, hình khối, ngôn ngữ.
 
Chức năng quan trọng nhất và không thể thiếu của văn học là chức năng giáo dục. Đối với văn học thiếu nhi, chức năng giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Ở lứa tuổi ý thức đang hình thành, tư duy còn chập chững, sự cảm nhận và thích ứng với thế giới bên ngoài chủ yếu thể hiện bằng cảm xúc, tưởng tượng nên thông qua văn học sẽ giúp trẻ khám phá ra những nét đẹp của thiên nhiên và con người. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng nhất để giáo dục trẻ em có sự phát triển toàn diện về nhân cách.
 
Trong sự phát triển chung của đất nước, tiến tới xu hướng hội nhập với các nước phát triển trên thế giới, sự phát triển của trẻ em ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà văn Võ Diệu Thanh - Hội Nhà Văn Việt Nam sự phát triển của văn học thiếu nhi lại chưa được quan tâm, chú trọng. Hiện nay, các tác phẩm văn học thiếu nhi trong nước mới xuất bản không nhiều và hầu như không có sản phẩm chất lượng, kém hấp dẫn; trong khi văn học thiếu nhi của nước ngoài lại tràn ngập với đủ thể loại, màu sắc.
 
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay những câu chuyện văn học gắn với những vùng quê, những bài học đạo đức bổ ích không còn nữa mà thay vào đó là những truyện tranh trinh thám, những câu chuyện học đường… Và nếu dạo một vòng quanh các nhà sách lớn sẽ không còn thấy những cuốn truyện giàu tính nhân văn như Dế mèn phiêu lưu ký, Đất rừng phương Nam, Góc sân và khoảng trời, Tuổi thơ dữ dội… trên kệ sách nữa, thay vào đó là những những tác phẩm văn học và những cuốn truyện dịch từ nước ngoài với màu sắc và hình ảnh bắt mắt. Các đầu sách hay thì chủ yếu là được tái bản, trong khi các đầu sách mới có chất lượng thì xuất hiện thưa thớt; những tác phẩm mới của các tác giả trẻ cũng chỉ chiếm một gian nhỏ, phần còn lại của khu sách văn học thiếu nhi chủ yếu là các tập truyện tranh nổi tiếng như Conan, Doremon và các loại truyện tranh chuyển thể từ sách kinh điển.
 
Nhà văn Võ Diệu Thanh chia sẻ: văn học thiếu nhi không chỉ là phương tiện tốt nhất giúp các em tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống mà còn là món ăn tinh thần bổ ích nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển toàn diện về nhân cách cho các em. Chính vì vậy, sự thiếu hụt mảng sách thiếu nhi là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải nói viết sách cho thiếu nhi không đơn giản bởi tâm hồn trẻ thơ rất trong sáng, nên phải viết làm sao để trẻ thấy nhân vật gần gũi với suy nghĩ, cảm xúc và cuộc sống của mình. Nếu người sáng tác không nắm bắt được nhu cầu tâm lý thiếu nhi, từ đó áp đặt quá nhiều bài học, lối viết không mới, kém hấp dẫn sẽ dễ gây ra sự nhàm chán của trẻ. 
 
Trưởng bộ môn ngữ văn, Khoa sư phạm, Trường Đại học An Giang Trần Tùng Chinh cho rằng, để góp phần đưa văn học thiếu nhi phát triển, việc xây dựng một đội ngũ các cây viết trẻ biết phát huy tối đa trí tưởng tượng, am hiểu đời sống, tâm tư, tình cảm của trẻ là điều cần thiết. Đồng thời, do tác động của xã hội hiện đại, tâm lý trẻ ngày nay ít nhiều đã thay đổi và nhu cầu đọc cũng không giống với trước đây nên các nhà văn, nhà thơ cần tìm cách viết phù hợp với thế hệ mới nhưng không làm mất đi tính nhân văn truyền thống, bản sắc văn hóa. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường cũng cần quan tâm khơi dậy văn hóa đọc để các em say mê những trang sách hơn những trò chơi trên máy tính, điện thoại, yêu thích truyện chữ hơn truyện tranh. Đã đến lúc cần quan tâm đến con em mình đã và đang học tập, tiếp cận với những gì để có giải pháp phù hợp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những cuốn sách bổ ích, những câu chuyện nhân văn cho tâm hồn trẻ thơ thêm sinh động. Chính những điều này sẽ góp phần định hướng nhân cách và phát triển tâm hồn, trí tuệ cho trẻ. 

Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển
Văn hóa - Thể thao

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển

Cho rằng việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc khả năng huy động, bố trí nguồn lực, làm rõ quy mô đầu tư để bảo đảm khả thi, hiệu quả.

Bài cuối: Hướng tới thành phố Huế đặc sắc, hạnh phúc
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Hướng tới thành phố Huế đặc sắc, hạnh phúc

Giữ những cái Huế đang có và biến thành lợi thế so sánh với các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các di sản, bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên du lịch bền vững... Trong đó, phải tôn trọng tính chất đặc biệt của Huế là một đô thị lịch sử - văn hóa.