Tìm hiểu nghệ thuật đóng sách thủ công

Nghệ thuật đóng sách thủ công, với truyền thống hàng nghìn năm tuổi, đã đóng góp những tác phẩm xuất sắc và có giá trị to lớn cho nhân loại. Ở Việt Nam, những cuốn sách được đóng thủ công cũng đang dần thu hút sự quan tâm của độc giả.

Nhã Nam sẽ tổ chức trò chuyện chủ đề Tìm hiểu về nghệ thuật đóng sách thủ công vào sáng 13.1, tại Học viện Thanh thiếu niên, số 3 - 5 Chùa Láng, Hà Nội. Khách mời của chương trình là anh Trần Trung Hiếu - thợ đóng sách thủ công với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tìm hiểu nghệ thuật đóng sách thủ công -0
Một số công đoạn đóng sách thủ công

Cùng với Sao Bắc Bookbinding - đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất những ấn bản sách thủ công nghệ thuật cao cấp, Trần Trung Hiếu đã thực hiện rất nhiều ấn bản sách thủ công nghệ thuật cao cấp và nhận được sự đón nhận tích cực của độc giả.

Khán giả sẽ được tìm hiểu khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của nghề đóng sách thủ công; các bước cơ bản để làm ra một cuốn sách theo phương pháp thủ công truyền thống; một số thông tin và kiến thức lý thú về những cuốn sách thủ công (phân biệt các chất liệu làm bìa, cách bảo quản sách…); trải nghiệm đóng sách thủ công. 

Anh Trần Trung Hiếu cho biết, nghề đóng sách thủ công không phải một ngành nghề truyền thống ở Việt Nam, mà bắt nguồn từ các nước châu Âu và Trung Đông. Nghề đóng sách du nhập vào nước ta bởi người Pháp (Pháp là một trong những đất nước có tiếng nhất về đóng sách), trải qua chiến tranh và nhiều yếu tố khách quan khác, nghề này ở Việt Nam cũng mai một.

Tìm hiểu nghệ thuật đóng sách thủ công -0
Một sản phẩm của Sao Bắc Bookbinding

Các công đoạn chính khi đóng một cuốn sách là đánh giá cuốn sách (tình trạng, thông số, cách làm), dỡ sách, tạo dựng cấu trúc, bọc bìa, trang trí. Thông thường, một cuốn sách cơ bản sẽ mất khoảng 1 tuần làm việc để hoàn thiện. Còn với các cuốn sách phức tạp hơn trong trang trí và thiết kế thì phải vài tuần, có khi vài tháng mới xong.

"Điều thú vị với tôi khi đóng sách thủ công là không có cuốn nào mình làm giống nhau, và qua mỗi lần làm thì đều học, rút ra được những bài học mới mẻ. Đồng thời, bản thân sẽ rất tâm đắc với các cuốn sách mình tự thiết kế, mang bản sắc của mình", anh Trần Trung Hiếu chia sẻ.

Văn hóa

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Giải đua tỉnh Sóc Trăng 2024 có 60 đội ghe ngo
Văn hóa - Thể thao

Sôi nổi và đầy bản sắc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024

Ngày 14.11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra khai mạc giải đua ghe Ngo nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chứt gắn với phát triển du lịch
Văn hóa

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chứt gắn với phát triển du lịch

Sáng 13.11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình gắn với phát triển du lịch”.