Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

z6031963270200-8e20b4bffe3a52f815cf2415f30a2e48.jpg
Một số tác phẩm văn chương về Hà Nội

Sau bóng hình hiện đại

Trong mắt văn nhân, đâu là sự thay đổi của Hà Nội những năm qua? Đây là câu hỏi mở đầu tọa đàm “Của phố và người - Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại” sáng 14.11, do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Sau một chút trầm tư, nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn chia sẻ, với ông, Hà Nội đương nhiên thay đổi. Từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ, sự thay đổi ghê gớm đến nỗi chính ông - một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ngoài mấy khu phố nội thành gắn bó từ thuở nhỏ còn nhớ đường, nhớ phố, còn ra ngoại thành, vùng lân cận, đi đâu cũng phải giở bản đồ, không khác gì những người mới đến Hà Nội.

Theo nhà văn Đỗ Phấn, sự thay đổi của Hà Nội có thể nhìn ngay ra. Cung cách sinh hoạt, không gian sống mỗi gia đình hiện đại hơn, ngang bằng với bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Ông nhớ lại khi còn nhỏ, khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, Hà Nội đun bếp củi. Đến năm 1960 - 1962, người Hà Nội thay chiếc kiềng ba chân bằng bếp đun mùn cưa. Sau thời bếp củi, mùn cưa, người dân chuyển sang đun bếp dầu. Tiếp theo là đun bếp ga, hiện đại, tiện lợi hơn song vẫn cồng kềnh, độ an toàn không cao. Bây giờ, hầu hết gia đình sử dụng bếp điện, bếp từ, tăng tầng nấc nữa về độ an toàn.

“Chỉ một thay đổi như thế thôi mà trong 50 - 70 năm qua đã rất khủng khiếp rồi, chưa nói rất nhiều thứ khác nữa. Đấy mới là ví dụ một thay đổi có lợi ích, một thay đổi hay ho. Hà Nội còn nhiều thứ thay đổi… không hay lắm. Chính vì những thay đổi như thế là tiền đề cho người cầm bút ngẫm và viết”, nhà văn Đỗ Phấn nói.

c2.jpg
Tọa đàm “Của phố và người - Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại” sáng 14.11. Ảnh: Thái Minh

“Hà Nội đổi thay, có chiều hướng không tích cực là đám sinh viên ít làm thơ hơn trước” - nhà văn Nguyễn Việt Hà tiếp lời, nửa đùa, nửa thật. Cùng là người sinh ra ở Hà Nội và hay viết về Hà Nội, Nguyễn Việt Hà quan tâm đến những ngóc ngách của mảnh đất này, nhất là những con phố cổ ở khu vực Hồ Gươm nơi anh đang sống. “Hà Nội mà tôi biết chỉ loanh quanh khu vực Hồ Gươm. Bởi lẽ ấy, những người tôi hay gặp thường là dân buôn bán ở khu vực phố cổ. Ở họ thường hiển lộ những cách thức riêng, những quan niệm riêng về văn hóa, truyền thống… Cũng có nhiều cư dân mới về nhưng họ không có kiểu sinh hoạt như thị dân lâu đời, đa phần họ xây khách sạn, tổ hợp dịch vụ ở đây và điều đó hoàn toàn xa lạ với tôi”.

Chia sẻ dòng cảm xúc nặng lòng với Hà Nội, nhà nghiên cứu, phê bình văn học, PGS.TS Phạm Xuân Thạch cho rằng, sự thay đổi của Hà Nội luôn thường trực và là quy luật của thành phố lịch sử, thể hiện rõ ở lớp kiến trúc, quy hoạch. Song dường như cũng ít thành phố bền vững như Hà Nội. Chúng ta bắt gặp ngách bền vững ấy trong văn chương, nghệ thuật về Hà Nội. Sau bóng hình hiện đại ấy, văn chương viết về Hà Nội luôn đi tìm kiếm, khơi mở, bóc tách thứ gì thuộc về căn cốt Hà Nội.

Tích tụ giá trị đặc biệt

Hà Nội luôn là chủ đề lớn của những tác giả tâm huyết, từ nghiên cứu của Nguyễn Bá Đang, Trần Quốc Vượng, Philippe Papin (nhà sử học người Pháp, tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo về lịch sử và văn hóa Việt Nam, đặc biệt về lịch sử Hà Nội) đến những khảo cứu của Doãn Kế Thiện, Nguyễn Văn Uẩn, Chu Thiên, Giang Quân…, đến những truyện ký, tùy bút, tiểu thuyết của Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng, Thạch Lam, Tô Hoài… Theo các chuyên gia, Hà Nội vẫn còn nguyên sức hút của một thực thể văn hóa sinh động, hiện diện trong dòng chảy của văn chương đương đại với sự tiếp nối các diễn ngôn về Hà Nội.

Dựa trên nghiên cứu nhiều trước tác về Hà Nội, nhà văn, kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý nhận định, những thay đổi về mặt vật chất, cảnh quan, hình thái kiến trúc, bối cảnh tác động đến lối sống, ứng xử của con người… là điều mà nhiều tác giả quan tâm khi viết về Hà Nội. Mỗi người có góc nhìn riêng, cách tái hiện không gian Hà Nội đáng chú ý. Song họ gặp nhau ở điểm chung là cảm hứng sáng tạo vô hạn về thành phố. “Như Hà Nội thời mở cửa nhếch nhác, lộn xộn, rất khó bảo nó đẹp, nhưng qua lăng kính của văn chương nghệ thuật, sự bề bộn trăm bề tứ phương đó lại là điểm hấp dẫn, kể cả với nhà văn, nhà nhiếp ảnh trong, ngoài nước. Đến giờ, so với nhiều thành phố khác trên thế giới dường như đã đóng băng trạng thái phát triển thì Hà Nội vẫn sống động, cuồn cuộn năng lượng và động lực vươn lên”.

Muốn hiểu theo cách nào đi nữa thì cái phần thành phố hạt nhân là khu phố cổ vẫn luôn là đại diện cho hồn cốt một thành phố cũ. Và dù Hà Nội có thể thay đổi rất nhiều nhưng có những thứ đến tận hôm nay không thay đổi là nền nếp, tác phong, cách ứng xử của con người. Văn chương về Hà Nội một cách tự nhiên đã xoáy vào vùng tinh tế đó. Như nhà văn Đỗ Phấn tâm sự: “Tôi dù viết cả trăm quyển sách thì vẫn cứ là về Hà Nội. Kể cả bạn nói rằng Hà Nội bây giờ ít người Hà Nội gốc, sống trong lõi phố là người tứ xứ đến đây, thì theo tôi, tinh thần dân phố ấy vẫn tồn tại. Nền nếp, lối sinh hoạt, cách ứng xử rất riêng ấy, có lần tôi ví nó như giọt mực nhỏ vào Hồ Tây nhưng vẫn cứ ở đó và lan tỏa. Tôi tin Hà Nội chẳng mất đi đâu cả”.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý dẫn chứng câu chuyện về nhạc sĩ Hoàng Hiệp là người An Giang, có thời gian tập kết ra Bắc và lấy vợ người Hà Nội. Sau này, khi được hỏi về bài hát ưng ý nhất cuộc đời sáng tác, ông chọn bài Nhớ về Hà Nội, vì những rung động cảm xúc và duyên nợ với phố phường nơi đây. Theo nhà văn Nguyễn Trương Quý, trong mắt văn nghệ sĩ, Hà Nội không chỉ địa danh mà còn là tính từ, hàm ý một giá trị. Dòng chảy văn chương về Hà Nội nhờ vậy, vẫn được bồi đắp, bởi những con người sinh ra hay không sinh ra ở mảnh đất này.

Văn hóa - Thể thao

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.