Bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản kiến trúc trong bối cảnh mới

Ngày 12.11, tại Hà Nội, Nhóm kiến trúc sư (KTS) nghiên cứu đề tài về Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trong phát triển kiến trúc Việt Nam (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Truyền thống từ góc nhìn kiến trúc đương đại”. 

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào cho biết, Hội thảo diễn ra với 3 phần chính gồm: Bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống (nhận diện, khảo cứu, khảo sát, chọn lọc các giá trị, công trình tiêu biểu qua các thời kỳ); Khai thác, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại; Đổi mới trong phát triển kiến trúc Việt Nam.

Tại Hội thảo các chuyên gia, kiến trúc sư đã đưa ra những dữ liệu quan trọng về tính truyền thống trong kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ; các giá trị và đặc trưng; kinh nghiệm khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại và gợi mở những hướng đi trong tương lai… nhằm tiếp tục khai thác và phát triển các giá trị văn hóa và kiến trúc bản địa trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

dsc-6779.jpg
Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào phát biểu tại hội thảo

Theo các chuyên gia, kiến trúc truyền thống là sản phẩm văn hóa vật chất biểu hiện rõ nét các yếu tố được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tạo dựng theo tập quán, kinh nghiệm nhiều đời theo cách kế thừa biện chứng. Việc tiếp nối nghiên cứu, từ nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam, tới phát huy những giá trị ấy trong phát triển kiến trúc Việt Nam đương đại, đặt trong bối cảnh phát triển - hội nhập là hết sức cần thiết.

Trong phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) chia sẻ, hệ giá trị truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú, đặc sắc. Việc nghiên cứu, nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Công việc này vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của chúng ta, để không ngừng duy trì, củng cố, phát huy bản sắc dân tộc trong phát triển đô thị và kiến trúc.

dsc-6784.jpg
TS. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân phát biểu tại hội thảo

“Đất nước ta không có các di tích kiến trúc đồ sộ, nhưng lại có nhiều di tích phong phú đa dạng về loại hình, thể hiện truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam. Di tích kiến trúc là những bằng chứng vật chất và tinh thần về truyền thống lịch sử, văn hoá, phản ánh đời sống, cách ứng xử của con người với thiên nhiên, với xã hội”, TS. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân khẳng định.

Đánh giá tổng quan về kiến trúc cổ truyền Việt Nam, ThS. Kiến trúc sư Nguyễn Thị Hương Mai (Viện Bảo tồn di tích) cho rằng, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và cũng đa dạng về vùng miền, môi trường tự nhiên. Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc cổ truyền Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó là một giai đoạn lịch sử dài hàng nghìn năm đấu tranh, chống chọi với thiên nhiên và giặc ngoại xâm để tồn tại và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa, văn minh của dân tộc. Kiến trúc cổ truyền ở Việt Nam phong phú, đa dạng về loại hình, từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống nhưng không có sự khác biệt nhiều về kết cấu.

“Hình thành và phát triển trong một thời gian dài, gắn với các triều đại phong kiến ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, kiến trúc cổ truyền Việt Nam tương đối ổn định về hình thái, cấu trúc, phương thức tạo dựng và hình thức biểu hiện. Từ đó, tạo nên những đặc điểm, sắc thái riêng tương ứng với các vùng miền, các loại hình từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống. Những đặc điểm và sắc thái của kiến trúc cổ truyền đã được hình thành trên cơ sở nền văn hóa dân tộc và chính những đặc điểm, sắc thái ấy lại góp phần tạo lập bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam”, Kiến trúc sư Nguyễn Thị Hương Mai nhận định.

dsc-6806.jpg
ThS. Kiến trúc sư Nguyễn Thị Hương Mai phát biểu tại hội thảo

Bảo tồn di sản kiến trúc không thể hiểu theo nghĩa cứng là “đóng hộp” - bảo tàng hóa để bảo vệ nguyên trạng như với di tích. Trong thực tiễn trùng tu di tích cũng có những lúc phải phát lộ (bớt đi), tái định vị (bố trí lại) hay bổ khuyết, phục dựng (thêm vào). Cần khoanh vùng kiểm soát để bảo vệ di sản, nhưng không phải là tuyệt đối cấm phát triển, mà chỉ hạn chế, kiểm soát, chọn lọc và điều tiết kịch bản phát triển phù hợp.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, việc lựa chọn những phương pháp và công cụ thích bảo tồn, phát huy giá trị nhóm các di sản kiến trúc là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với các di sản kiến trúc nằm trong cấu trúc đô thị hiện đại, ở giai đoạn phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể để lựa chọn giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản kiến trúc hiệu quả, phù hợp thực tiễn…

Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Tin ở giáo viên
Văn hóa - Thể thao

Tin ở giáo viên

Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10.1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được”.

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”
Giáo dục

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”

“Hội sách Kỹ Nghệ II” do Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức từ ngày 19 - 21.11, nhằm lan tỏa văn hóa đọc tới hàng nghìn học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.