Tìm giải pháp nuôi dưỡng tài năng trẻ cho văn hóa, nghệ thuật

Tạo môi trường tốt, có cơ chế, chính sách thu hút người trẻ tham gia hoạt động sáng tác và thực hành văn hóa, nghệ thuật. Đây là những giải pháp để phát hiện, đào tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực trẻ tài năng.

Các ý kiến trên được chia sẻ tại hội thảo “Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hóa, nghệ thuật” do Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức sáng 12.11.

Có môi trường tốt, tài năng sẽ tỏa sáng

Theo Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hoàng Hà, tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là vốn quý với mỗi quốc gia, dân tộc. Tài năng văn hóa, nghệ thuật không đợi tuổi, nhiều tài năng đã bộc lộ, phát tiết trước cả tuổi trưởng thành. Nhưng những tài năng trẻ ấy sẽ được thăng hoa, tỏa sáng, đóng góp nhiều cho cộng đồng, xã hội nếu được “ươm” trong một môi trường tốt, được Nhà nước chăm lo, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển và xã hội ghi nhận. Trái lại, nếu không có chính sách thỏa đáng, những tài năng ấy sẽ khó có điều kiện phát triển, và trong không ít trường hợp sẽ bị thui chột, phai nhạt.

hh.jpg
Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hoàng Hà phát biểu tại hội thảo

Ở nước ta, chủ trương, chính sách đối với phát triển văn hóa, nghệ thuật nói chung và tài năng trẻ văn hóa, nghệ thuật nói riêng luôn được coi trọng. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước nêu rõ: “Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước. Chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ”. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12.11.2021 đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Ông Hoàng Hà cho biết, thời gian qua, lĩnh vực văn hóa đã nhận được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, và xã hội, nhất là sau Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. "Bên cạnh một số đề án đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, cũng như chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nghệ nhân và ưu đãi trong đào tạo các bộ môn nghệ thuật truyền thống, nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ trong hệ thống các trường văn hóa, nghệ thuật đã được đầu tư.

Các liên hoan, hội diễn, cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật... diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố cũng như nhiều hoạt động sôi nổi ở các địa phương nằm trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO: Hà Nội, Hội An, Đà Lạt đã tạo nhiều không gian hữu ích cho các nghệ sĩ trẻ cống hiến, thể hiện. Các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, phục hồi, bảo tồn cũng là nguồn khích lệ cho những nghệ nhân, người trẻ thêm gắn bó với di sản của ông cha để lại...".

Tuy nhiên, ông Hoàng Hà cũng nêu thực tế vẫn có những vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, chưa thực sự khơi nguồn, tạo động lực cho tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật phát triển, như những điểm nghẽn trong đào tạo nghệ thuật; chế độ, chính sách cho nghệ sĩ, diễn viên (bồi dưỡng, ưu đãi...); chế độ nhuận bút, thù lao cho người viết, sáng tác; cơ chế để thu hút người trẻ tham gia các hoạt động thực hành văn hóa, nghệ thuật; vấn đề huy động các nguồn lực xã hội hóa...

Có cơ chế, chính sách trọng dụng tài năng trẻ

Tại hội thảo, 32 tham luận tập trung vào các nội dung: Đánh giá thực trạng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, những người trẻ đang thực hiện sáng tạo văn hóa, nghệ thuật (ưu điểm, hạn chế). Phân tích nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế; vấn đề đặt ra từ thực tiễn; bài học kinh nghiệm rút ra trong phát hiện, đào tạo và nuôi dưỡng tài năng trẻ. Đề xuất giải pháp phát hiện, đào tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực trẻ tài năng trong văn hóa nghệ thuật, thúc đẩy phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, thực hiện thành công Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Làm rõ những bất cập trong đào tạo tài năng trẻ nghệ thuật hiện nay, GS.TS Lê Thị Hoài Phương, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, cho biết, nó liên quan đến đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo và cả người học. Trong đó, câu chuyện đầu ra của các trường là nỗi lo lớn nhất của sinh viên trẻ. Vì vậy, cần tạo cơ hội cho tài năng nghệ thuật phát triển. Theo bà Hoài Phương, đây là trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước trong điều chỉnh, thay đổi, bổ sung chính sách phù hợp dành cho các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật; trách nhiệm của nhà trường trong cách thức tuyển sinh sát với đặc thù của ngành...

Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, NSND Tống Toàn Thắng khẳng định, tài năng trẻ (nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển văn hóa, nghệ thuật đất nước, trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống và sáng tạo giá trị văn hóa, nghệ thuật đương đại.

"Việc tạo nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức nghệ thuật, cộng đồng và các doanh nghiệp. Để tạo nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực này, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ như lập quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, cùng các phương pháp đào tạo đổi mới (tích hợp môn học liên ngành, khóa học kỹ năng mềm giao tiếp quản lý dự án và tiếp thị bản thân...). Có như vậy, mới tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

ht.jpg
Toàn cảnh hội thảo tổ chức sáng 12.11 tại Hà Nội. Ảnh: Trần Huấn

Các ý kiến tại hội thảo cũng làm rõ xu hướng thẩm mỹ của giới trẻ hiện nay; những tìm tòi, đổi mới của nghệ sĩ trẻ; kinh nghiệm thu hút người trẻ tham gia lĩnh vực thiết kế, sáng tạo ở địa phương là thành viên Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO; kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng trẻ văn hóa, nghệ thuật...

Theo các chuyên gia, cần tăng cường truyền thông, khuyến khích sự tham gia nghệ thuật trong trường học, khuyến khích sự sáng tạo trong các thể loại nghệ thuật, hay huy động thành lập quỹ hỗ trợ dự án bảo tồn, sáng tạo, thử nghiệm văn hóa nghệ thuật...

Văn hóa - Thể thao

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…