Kết nối, mở ra cơ hội mới cho điện ảnh Việt

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã khép lại tối 11.11 nhưng mở ra những cơ hội mới cho điện ảnh Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế. Đồng thời, thúc đẩy sáng tạo trong các nhà làm phim trẻ, góp phần quảng bá văn hóa Việt...

Bài bản, chuyên nghiệp hơn

“Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) có nhiều đổi mới so với các lần trước, ngày càng bài bản, chuyên nghiệp, hướng đến nhà làm phim trẻ”. Nhận định như vậy, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đỗ Lệnh Hùng Tú cho rằng trong 5 ngày diễn ra (7 - 11.11), HANIFF VII đã kể một câu chuyện điện ảnh sinh động, hấp dẫn, giàu tính lan tỏa trong lòng công chúng, người yêu điện ảnh.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trao giải phim dài xuất sắc nhất cho đại diện bộ phim Hard Shell (Vỏ bọc) của Iran. Ảnh: Đào Anh Vũ
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trao giải phim dài xuất sắc nhất cho đại diện bộ phim Hard Shell (Vỏ bọc) của Iran. Ảnh: Đào Anh Vũ

“Ấn tượng trong kỳ liên hoan phim năm nay là sự tham gia của các đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Cách làm này cần được phát huy trong các kỳ liên hoan phim tới để thể hiện được hết cái tầm của một liên hoan phim quốc tế. Đặc biệt, hơn 500 bộ phim đăng ký, 117 bộ phim được chọn đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ là con số ấn tượng, góp phần khẳng định chất lượng của liên hoan phim. Mặc dù không thể xem được hết các phim nhưng tôi nhận thấy với đề tài phong phú, thể loại đa dạng, chúng ta học được rất nhiều từ cách làm phim, lối kể chuyện điện ảnh của các bạn quốc tế”, ông Đỗ Lệnh Hùng Tú phân tích.

Góp mặt tại HANIFF từ kỳ đầu tiên, đạo diễn, diễn viên Mai Thu Huyền cho rằng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội là cơ hội tuyệt vời cho các nhà làm điện ảnh. Đây là không gian để các nhà làm phim gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết về các nền điện ảnh khác nhau và tạo ra những cơ hội hợp tác mới. Trên thực tế, các phim được trình chiếu tại liên hoan phim quốc tế thường có cơ hội phát hành rộng rãi hơn, từ đó mang lại doanh thu và danh tiếng cho nhà sản xuất và đạo diễn.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội đã tạo ra không gian giao lưu, kết nối đông đảo các diễn viên, đạo diễn, nhà làm phim. Ảnh: BTC

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội đã tạo ra không gian giao lưu, kết nối đông đảo các diễn viên, đạo diễn, nhà làm phim. Ảnh: BTC

Theo đạo diễn, diễn viên Mai Thu Huyền, “hiện nay các nhà sản xuất phim Việt Nam tâm huyết với nghề đều mong muốn tác phẩm không chỉ phục vụ khán giả trong nước mà còn vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Mỗi tác phẩm điện ảnh hay sự kiện như liên hoan phim quốc tế chính là đại sứ văn hóa, để qua đó giới thiệu đất nước, văn hóa, con người. Góp mặt trong một liên hoan phim quốc tế uy tín chính là cách quảng bá văn hóa hiệu quả và thúc đẩy công nghiệp điện ảnh nước nhà”.

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới

Sau 7 kỳ tổ chức, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội đã trở thành điểm hẹn của nhiều nền điện ảnh trên thế giới. Tại HANIFF VII, điện ảnh Việt Nam có sự hiện diện ở nhiều hạng mục, thể hiện tín hiệu tích cực của nền điện ảnh. Dẫn chứng về Chợ dự án phim, nhà sản xuất, giám khảo Chợ dự án HANIFF VII Nguyễn Phan Quang Bình nhìn nhận: “Năm nay Chợ dự án có số lượng tham gia kỷ lục mà nửa số dự án được lựa chọn thuyết trình thuộc về Việt Nam với đề tài, thể loại đa dạng. Đó là thành công không chỉ với riêng HANIFF VII mà còn cho thấy kết quả của hành trình dài, sau khi ngành văn hóa, điện ảnh mở rộng hành lang, mở rộng zoom để đề tài phim Việt Nam phát triển, qua đó khuyến khích tiếng nói mới, phong phú, đầy năng lượng của người làm điện ảnh, nhất là các nhà làm phim trẻ”.

Diễn viên Hứa Vĩ Văn đã tham gia nhiều kỳ HANIFF với tư cách diễn viên, năm nay lần đầu tiên trong vai trò giám khảo. “Trở thành giám khảo hạng mục phim dài, tôi cảm nhận được liên hoan phim năm nay đã xem xét, đánh giá các phim với cách nhìn đổi mới hơn, tư duy cởi mở và gần với đương đại hơn. Suốt những ngày diễn ra liên hoan phim cũng là thời gian giúp tôi có hình dung về điện ảnh thế giới, nhìn ra hướng đi để góp phần phát triển điện ảnh Việt Nam”.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội đã tạo ra không gian giao lưu, kết nối đông đảo các diễn viên, đạo diễn, nhà làm phim. Ảnh: BTC

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội đã tạo ra không gian giao lưu, kết nối đông đảo các diễn viên, đạo diễn, nhà làm phim. Ảnh: BTC

Diễn viên Hứa Vĩ Văn cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, không riêng Việt Nam mà hầu hết nhà làm phim đều trải qua khó khăn nhất định về nguồn lực kinh tế, công nghệ, sự kết nối khán giả… HANIFF VII chính là sân chơi giao lưu, chia sẻ, hợp tác, là nơi của “những cái bắt tay” giúp điện ảnh vươn mình. Từ đó, Việt Nam thuận lợi giới thiệu nền điện ảnh ra quốc tế, các nhà điện ảnh Việt dễ dàng tiếp cận với những ưu thế của điện ảnh thế giới.

Còn với đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, những ngày diễn ra HANIFF VII cũng là khoảng thời gian anh đắm chìm trong không khí điện ảnh. Một mặt giới thiệu bộ phim của mình (Ngày xưa có một chuyện tình chiếu khai mạc và đại diện Việt Nam dự thi hạng mục phim dài), mặt khác anh xem thật nhiều phim, tích cực trò chuyện, học hỏi cách làm phim từ các đạo diễn, nhà sản xuất phim quốc tế. Đối với Trịnh Đình Lê Minh, liên hoan phim đã tạo dựng được một hệ sinh thái điện ảnh đậm đặc, vấn đề còn lại thuộc về tâm thế đối thoại của các nhà làm phim. “Nhìn sang các nước để thấy điện ảnh Việt còn phải làm nhiều việc để ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn. Trách nhiệm đó đặc biệt đặt lên các nhà làm phim trẻ”.

Nhìn lại hành trình của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho rằng, thành công của HANIFF VII không chỉ là nhịp cầu để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Việt Nam, thu hút các nhà làm phim quốc tế đến với Việt Nam mà còn gieo vào nhà làm phim Việt khát vọng phát triển điện ảnh nước nhà. “Qua các tác phẩm điện ảnh, hội thảo, chương trình giao lưu… chúng ta thấy thành tựu của điện ảnh thế giới, thấy được xu hướng làm phim trong bối cảnh phát triển công nghệ, kỹ thuật và có được kinh nghiệm, đường hướng để phát triển nền điện ảnh Việt Nam. Những giá trị này không chỉ làm giàu cho ngành công nghiệp điện ảnh mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của văn hóa dân tộc”.

Những giải thưởng chính của Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII:

- Phim dài xuất sắc nhất: Hard Shell (Vỏ bọc) của Iran;

  • - Phim ngắn xuất sắc nhất: A Bird Flew (Khi chú chim cất cánh) của Colombia;
  • - Đạo diễn phim dài xuất sắc nhất: Majid-Reza Mostafavi, phim Hard Shell (Vỏ bọc) của Iran;
  • - Giải thưởng của Ban Giám khảo cho phim dài: 8 Views of Lake Biwa (Tám cảnh hồ Biwa) của Estonia;
  • - Đạo diễn phim ngắn xuất sắc nhất: Nasim Forough, phim Typesetter (Thợ xếp chữ) của Iran;
  • - Diễn viên trẻ triển vọng (từ 18 đến 35 tuổi): Ngọc Xuân, phim Ngày xưa có một chuyện tình của Việt Nam;

- Giải thưởng của Ban Giám khảo cho phim ngắn: The Rubber Tappers (Những người gỡ mủ cao su) của Campuchia.

Văn hóa - Thể thao

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.