Múa đương đại đa phong cách

Liên hoan múa đương đại Sự gặp gỡ Á - Âu lần thứ 5 diễn ra từ 1 - 4.10 tại Hà Nội và lần đầu tiên mở rộng tới TP Hồ Chí Minh. Khán giả Việt Nam sẽ có cơ hội trải nghiệm nghệ thuật múa đương đại đa phong cách đến từ Đức, Israel, Ba Lan, Nhật Bản, Bỉ và Việt Nam.

Đề cao sự sáng tạo

Điểm nhấn trong sự kiện năm nay là màn trình diễn Hai miền đất nước (Zweiland) của Sasha Waltz & Guests - công ty múa hàng đầu của Đức, nổi tiếng thế giới với nhiều giải thưởng quốc tế và từng được trao danh hiệu Đại sứ văn hóa của Liên minh châu Âu năm 2013. Đây cũng là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước Đức và Việt Nam… Với Hai miền đất nước - công diễn lần đầu năm 1997 tại Berlin, biên đạo múa Sasha Waltz đã dệt nên những hình ảnh thơ mộng trong các câu chuyện thần thoại của Đức bằng âm nhạc. Hài hước xen lẫn nỗi u sầu, nữ biên đạo đã tái hiện quá khứ gần nhất của nước Đức và vẽ nên bức tranh đầy tính thơ. Những mối tương quan xã hội được biểu đạt trên phương diện giữa con người với nhau, cuốn người xem vào dòng trải nghiệm của sự sum họp và chia cắt, tuyệt vọng và hy vọng, lạ lẫm và hòa hợp. Các bài hát Đức từ nhiều thế kỷ được các diễn viên thể hiện theo cảm nhận riêng, âm nhạc và vũ điệu tan chảy, hòa quyện thành hợp thể duy nhất. Ra đời gần 20 năm trước, đến nay Sasha Waltz & Guests vẫn giữ nguyên kịch bản của vở múa, nhưng mỗi lần dựng lại là một lần đề cao sự sáng tạo, trải nghiệm và cá tính nghệ sĩ. Giám đốc phụ trách âm nhạc của tác phẩm này là Juan Kruz Diza de Ganaio Earacia cho rằng, ý tưởng ban đầu của vở múa đến từ lịch sử của Đức, nhưng tác phẩm cũng mang tính phổ quát, phản ánh quá trình hủy diệt rồi tái thiết, hồi sinh, là điểm chung của nhiều quốc gia… Hai miền đất nước sẽ được giới thiệu vào 20h ngày 2 và 3.10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Vở Hai miền đất nước Ảnh: BTC
Vở Hai miền đất nướcẢnh: BTC

Khán giả còn có cơ hội khám phá những vũ đạo tinh tế khai thác chiều sâu nội tâm với nhiều phong cách đến từ các quốc gia: Israel (với ArtLana, biên đạo và biểu diễn: Artour Astman và Ilana Bellahsen), Nhật Bản (Kelex trở về rừng, Kentaro biên đạo và biểu diễn)… Ba Lan tham gia Liên hoan lần đầu tiên với vở Rối loạn nhân cách tuýp B do Daniel Stryjecki biên đạo và biểu diễn. Việt Nam góp mặt với tác phẩm mới được dàn dựng Có có không không (biên đạo Trần Ly Ly); bên cạnh đó là tác phẩm múa hợp tác giữa Đoàn múa Dame de Pic (Bỉ) và Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam mang tên Bên bờ (biên đạo Karine Ponties). Các vở múa này sẽ được trình diễn từ ngày 1 - 4.10, tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, vở Bên bờ sẽ được biểu diễn tại Trường Múa TP Hồ Chí Minh ngày 3.10.

Quảng bá ra thế giới

Liên hoan múa đương đại Sự gặp gỡ Á - Âu là sáng kiến của Hiệp hội các viện văn hóa và Đại sứ quán châu Âu tại Hà Nội (EUNIC), với sự hợp tác của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB). Năm nay, Viện Goethe giữ vai trò đơn vị điều phối Liên hoan. Phát biểu tại buổi họp báo sáng 29.9, TS. Almuth Meyer - Zollitsch, Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội cho biết: Các nước thành viên EUNIC chọn tác phẩm múa xuất sắc của mình, thường đã được biểu diễn tại nhiều nước khác và được khán giả ghi nhận, hoặc là tác phẩm mới đặc sắc, để giới thiệu với công chúng Việt Nam.

Mặc dù lượng khán giả quan tâm đến Liên hoan ngày càng đông, thể hiện qua việc trao đổi thông tin, vé xem biểu diễn phát hết trong thời gian rất ngắn, nhưng múa đương đại Việt Nam đang ở thời điểm ban đầu và còn có quy mô nhỏ. Hằng năm, các tổ chức, nhóm múa vẫn cho ra đời tác phẩm mới nhưng không thường xuyên, và nghệ thuật múa đương đại có rất ít đất diễn. “Chúng tôi mong muốn những năm tới có sân chơi lớn hơn để nghệ sĩ thể hiện tài năng, thúc đẩy họ sáng tạo. Năm nay, Viện Goethe tổ chức workshop dành cho giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, do biên đạo tài năng Suzuki Takako dẫn dắt. Trong thời gian ngắn, chúng tôi ngạc nhiên bởi những gì sinh viên làm được rất tuyệt vời. Tôi nghĩ đó là tiềm năng lớn cho nghệ thuật múa đương đại Việt Nam” - TS. Almuth Meyer - Zollitsch nói.

Lần thứ hai tham gia Liên hoan múa đương đại, biên đạo Trần Ly Ly “tự hào vì có cơ hội đứng trên cùng sân chơi với những đoàn múa lớn trên thế giới, là dịp để nghệ sĩ Việt Nam trao đổi và học hỏi bạn bè quốc tế. Liên hoan cũng là sự kiện hiếm hoi để khán giả có thể thưởng thức những loại hình khác biệt của múa đương đại Việt Nam và thế giới”.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.