Asakusa hoài cổ

Nhật Bản là quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, cường quốc kinh tế và thiên tai này thu hút du khách không chỉ bằng những mẫu robot, ô tô, máy móc ưu việt, mà chủ yếu là dấu ấn hoài cổ.

Bên cạnh thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới cùng những đại diện kinh tế hàng đầu như Sony, Sumitomo, Mitsubitshi, Fuji và Toyota, Thủ đô Tokyo còn có Asakusa cổ kính với đền, tháp, chùa hàng trăm năm tuổi.

Du khách trong nước và nước ngoài đổ xô đến Asakusa đậm không khí truyền thống Nhật Bản, trong khi phần còn lại của Thủ đô Tokyo đang phát triển một thành phố trong tương lai sẽ đăng cai thế vận hội Olympic mùa hè 2020.

Tháp cao nhất thế giới Tokyo Skytree, 634mTháp cao nhất thế giới Tokyo Skytree, 634m
Theo văn phòng Taito, trụ sở của Asakusa, lượng du khách đến Asakusa năm 2012 khoảng 20,7 triệu lượt, tăng 5% so với năm 2010, trong đó 20% là người nước ngoài. Hàng hóa bán cho khách du lịch nước ngoài tại trung tâm bách hóa Matsuya Asakusa trong tháng tư đã tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Êm dịu và ngọt ngào”, một đôi du khách đến từ New Zealand rất thích Denki bran tại quán rượu Kamiya ở Asakusa vào tháng tư. Denki bran là loại rượu mùi hảo hạng pha từ rượu brandy và gin, là đặc trưng của quán.

Kamiya mở cửa từ năm 1880, như một nơi gặp gỡ xã hội ở phố cổ. Gần đây, có đến 40 - 50 người nước ngoài đến thăm quán mỗi ngày. “Thời này, giới trẻ không uống rượu quá nhiều và dân số Nhật Bản đang co lại. Vì vậy, tôi vui mừng khi người nước ngoài biết quán của chúng tôi”, chủ quán đời thứ năm, Naoya Kamiya cho biết.

“Chào mừng đến Asakusa”, một người kéo xe nói với khách du lịch nước ngoài. Tháng tư, công ty Jidaiya khai trương tour Edo-gura (Edo là tên cũ của Tokyo), cung cấp dịch vụ tham quan bằng xe kéo, du khách có thể trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, chẳng hạn trà đạo, thư pháp và mặc kimono. Một viên chức Jidaiya phát biểu, “Tôi nghĩ nhu cầu trải nghiệm nền văn hóa Nhật Bản đích thực sẽ tăng lên trước thềm thế vận hội”.

Asakusa Hanayashiki năm 1907Asakusa Hanayashiki năm 1907
Trong khi đó, khách du lịch trong nước đến Asakusa không ngừng tăng lên, thu hút bởi hình ảnh thời hoàng kim của thị trấn còn lưu lại. Một thanh niên ở Tokyo cho biết, “Tôi thích khung cảnh này. Thú vị, giống như một thị trấn nhỏ, đầy đủ các điểm tham quan”.

Công viên giải trí Asakusa Hanayashiki khánh thành vào năm 1853, như một vườn bách thảo. Có 537.000 du khách đến công viên trong năm tài chính 2013, tăng 7% so với năm trước và lớn nhất trong thập kỷ qua, nhờ sự mở cửa của tháp truyền hình Tokyo Skytree (tháp cao nhất thế giới, 634m, năm 2011) và chiến dịch kỷ niệm 160 năm thành lập công viên.

Công viên sẽ mở một hội trường cho du khách có thể trải nghiệm việc đào tạo ninja vào mùa hè này. Và, đã có kế hoạch tổ chức chương trình geisha, một nghệ thuật giải trí truyền thống đất nước mặt trời mọc.

Các kế hoạch tái phát triển đang được tiến hành tại Asakusa Rokku, còn gọi là khu 6 Asakusa, từng là một khu vui chơi giải trí lớn với nhiều rạp chiếu phim và sân khấu. Nơi này đã xuống dốc vào những năm 1960 do sự bùng nổ của truyền hình.

Nhà phát hành phim Shochiku đang xây dựng tháp Maruhan Shochiku Rokku, một khu liên hợp vui chơi giải trí bao gồm hệ thống rạp hát trên cơ ngơi các nhà hát đã đóng cửa. Công ty cũng sẽ tái dựng Ryounkaku, từng là tháp đặc trưng của Asakusa.

Đền Asakusa Kannon (còn gọi đền Sensoji)Đền Asakusa Kannon (còn gọi đền Sensoji)
Hôm 29.4.2014, nhà hát - nhà hàng Asakusa Rock Yumemachi đã khai trương tại khu liên hợp thương mại Asakusa Rox. Nhà hát mới tăng thêm các chương trình nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài. Buổi trình diễn đầu tiên là của nhóm kịch câm Gamarjobat nổi tiếng thế giới.

Một lần nữa, Nhật Bản cho thấy văn minh khoa học và truyền thống hoài cổ không hề đối nghịch. Theo ý nghĩa nào đó, đây là hai mũi tên song song, tạo nên sức mạnh thần kỳ của quốc gia hải đảo hình cánh cung.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.