Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc: “chúng ta phải có một bản hiến pháp dân chủ”

Trong kho tàng tư tưởng đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, thì tư tưởng lập hiến của Người là một bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất. Nội dung của tư tưởng đó thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây: Trước hết, Nước phải độc lập, Quốc gia phải có chủ quyền là điều kiện tiên quyết để có Hiến pháp và Hiến pháp ra đời là để tuyên bố về mặt pháp lý một Nhà nước độc lập, có chủ quyền, là phương tiện để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước. Hai là, Hiến pháp phải là một “hiến pháp dân chủ”. Ba là, “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” bằng sức mạnh “thần linh pháp quyền” của Hiến pháp. Bốn là, cần phải có “Hiến pháp dân chủ” để nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ. Năm là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội thông qua việc thực hiện quyền lập hiến.

Trong kho tàng tư tưởng đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, thì tư tưởng lập hiến của Người là một bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất. Nội dung của tư tưởng đó thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

Trước hết, Nước phải độc lập, Quốc gia phải có chủ quyền là điều kiện tiên quyết để có Hiến pháp và Hiến pháp ra đời là để tuyên bố về mặt pháp lý một Nhà nước độc lập, có chủ quyền, là phương tiện để bảo vệ độc  lập và chủ quyền của đất nước.

Trong những năm tháng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc nhận thức một cách sâu sắc nỗi nhục của cảnh mất nước và giá trị cao quý của một nhà nước độc lập và có chủ quyền. Vì thế, khẩu hiệu lập hiến của Người trước khi có nhà nước kiểu mới sau cách mạng Tháng 8 năm 1945 là khẩu hiệu lập hiến mang tính chất đấu tranh. Trong bản yêu sách gửi cho Hội Vạn quốc ký tên cùng với Phan Bội Châu và Phan Chu Chinh, Người đề nghị: "Nếu được độc lập ngay thì chúng tôi sẽ sắp xếp một nền Hiến pháp… Nếu không đáp ứng thì dân chúng tôi sẽ khởi nghĩa”(1). Trong lúc này, Phạm Quỳnh - một thượng thư Bộ lại của triều đình Nhà Nguyễn (vua Bảo Đại) với thuyết quân chủ lập hiến lại chủ trương “xin Chính phủ Pháp cho nước An Nam một cái Hiến pháp trong phạm vi nước Pháp”. Và Bùi Quang Chiêu là người Việt đầu tiên tốt nghiệp kỹ sư canh nông ở pháp (năm 1897) là người  thành lập Đảng Lập hiến lại chủ trương đấu tranh ôn hòa đòi cho Việt Nam có một bản Hiến pháp như nước Úc. So sánh với các khẩu hiệu lập hiến cùng thời, khẩu hiệu  lập hiến của Nguyễn Ái Quốc là khẩu hiệu lập hiến gắn liền với đấu tranh để nước được độc lập, dân có chủ quyền.

Khi nước đã được độc lập, dân có chủ quyền, thể hiện nhất quán tư tưởng lập hiến của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải“bầu ngay quốc hội càng sớm càng tốt”(2) mặc dầu lúc đó thù trong giặc ngoài, chính quyền non trẻ ngàn cân treo sợi tóc. Thực hiện quyết tâm đó, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc ta (ngày 6.1.1946) đã bầu ra Quốc hội Khóa I. Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của một nước độc lập, có chủ quyền. Với sự ra đời của Hiến pháp năm 1946 đã mở ra một trang sử mới của dân tộc ta với một hệ thống chính quyền thống nhất, hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bên trong thì nhân dân tin tưởng vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị  pháp lý không ai có thể phủ nhận được(3). Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia gia và Hiến pháp của nhà nước có mối quan hệ không thể tách rời. Nước không được độc lập, quốc gia chưa có chủ quyền thì chưa có điều kiện để xây dựng và ban hành Hiến pháp. Ngược lại, Hiến pháp ra đời là để tuyên bố về mặt pháp lý với nhân dân trong nước và thế giới một nhà nước độc lập có chủ quyền và là phương tiện để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.

Hai là, Hiến pháp phải là một “hiến pháp dân chủ(4)

Tư tưởng Hiến pháp phải là “hiến pháp dân chủ” được thể hiện xuyên suốt trong tất cả các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Versailles vào đầu năm 1919 do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo gồm 8 điểm trong đó điểm thứ 2 người đòi phải: “cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người dân bản xứ cũng đuợc quyền hưởng  những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu Châu”(5). Và trong một yêu sách khác gửi cho Hội vạn quốc ngày 30.8.1926, Người đề nghị: “Nếu được độc lập ngay thì nước chúng tôi: sắp xếp một nền Hiến pháp về phương diện chính trị và xã hội theo như những lý tưởng dân quyền(6).

Những yêu sách nói trên vừa thể hiện tư tưởng về một bản Hiến pháp mà nội dung của nó là: “Sắp xếp một nền Hiến pháp về phương diện chính trị và xã hội theo như những lý tưởng dân quyền” (lý tưởng người dân làm chủ) và là phương tiện “đảm bảo về mặt pháp lý” để được nhân dân hưởng quyền như người châu Âu. Nhất quán với những tư tưởng đó, một ngày sau khi đọc tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra 6 nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong đó nhiệm vụ thứ 3 là: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”(7).

“Hiến pháp dân chủ” trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ CHí Minh còn đòi hỏi dân chủ phải là điều kiện để cho sự ra đời của một bản Hiến pháp. Các yếu tố độc lập, có chủ quyền đã viết ở phần trên là các điều kiện cần nhưng chưa đủ để có một “hiến pháp dân chủ”. Điều kiện đủ để có một “hiến pháp dân chủ” đó chính là một chế độ dân chủ. Chính vì thế trong tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vua Bảo Đại thoái vị… dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà(8). Nhờ chế độ dân chủ cộng hoà mà có điều kiện cho sự ra đời của một bản “Hiến pháp dân chủ”.

Như vậy, Hiến pháp và dân chủ trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hai yếu tố không tách rời nhau. “Hiến pháp dân chủ” phải là một bản Hiến pháp có nội dung và cách thức ban hành dân chủ. Đồng thời là phương tiện để cho nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ. Ngược lại, dân chủ là điều kiện cần và đủ cho một bản “hiến pháp dân chủ” ra đời, tồn tại và phát huy giá trị.

Ba là,thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” bằng sức mạnh “thần linh pháp quyền” của Hiến pháp.

Sức mạnh“thần linh pháp quyền” của Hiến pháp không phải chỉ đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh là Trưởng ban khởi thảo Hiến pháp năm 1946 mới ra đời. Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi hội nghị Versailles vào đầu năm 1919 và sau này diễn ca với tựa đề Việt Nam yêu cầu ca (năm 1922) bằng lời thơ dễ hiểu, dễ phổ hiến, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Bảy xin Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền(9). Đây chính là sức mạnh của Hiến pháp - sức mạnh của tính pháp quyền. Sức mạnh đó trước hết là sức mạnh của tổ chức quyền lực nhà nước bằng Hiến pháp và tuân thủ Hiến pháp. Bởi theo quan niệm của Người:“Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống  gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo(10). Vì thế nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước cũng tức là chủ thể tối cao của quyền lập hiến. Thông qua quyền này, nhân dân giao quyền, nhân dân uỷ quyền quyền lực nhà nước của mình cho các cơ quan nhà nước. Bằng phương thức đó mà tổ chức quyền lực nhà nước mang sức mạnh của nhân dân; làm cho quyền lực nhà nước được hình thành một cách chính thức, cầm quyền một cách chính đáng và buộc quyền lực nhà nước phải tuân theo Hiến pháp trong tổ chức và hoạt động của mình. Chính vì thế với tư cách là Trưởng ban khởi thảo Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh chủ trương: “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân(11) bằng quy định thành nguyên tắc và nội dung cơ bản của Hiến pháp như lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định.

Bốn là, cần phải có “Hiến pháp dân chủ” để nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ.

Tư tưởng về quyền con người, quyền công dân có mối quan hệ mật thiết không tách rời với một bản Hiến pháp dân chủ ra đời từ nhận thức sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc về thân phận của người dân sống trong nhà nước quân chủ chuyên chế và trong nhà nước thực dân xâm lược. Ở đó, không có Hiến pháp nên không có Hiến định về quyền con người, quyền công dân, không có các định chế về Hiến pháp, về tổ chức quyền lực nhà nước để ràng buộc và đề cao trách nhiệm của nhà nước trong mối quan hệ với việc thực thi quyền con người, quyền công dân. Đồng thời, xuất phát từ đạo lý được thừa nhận chung, như một giá trị tiến bộ của nhân loại là: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập - nền móng của Hiến pháp năm 1946 đã rút ra kết luận khoa học rằng: “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới, đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do(12). Như vậy, quyền con người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là quyền của cá nhân con người như trong tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ mà còn là quyền độc lập, quyền tự quyết của một dân tộc. Tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh về quyền con người được thể chế thành nguyên tắc: “Đảm bảo các quyền tự do dân chủ”(13) và chương II nghĩa vụ và quyền lợi của công dân trong Hiến pháp năm 1946. Đúng như phát biểu của Hồ Chí Minh tại phiên bế mạc kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa I ngày 09.11.1946: “Hơn 10 ngày nay, các đại biểu đã khó nhọc làm việc. Quốc hội đã thu được kết quả làm vẻ vang cho đất nước là đã thảo luận xong bản Hiến pháp. Sau khi nước nhà được tự do 14 tháng đã làm thành bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản Hiến pháp đó còn là vết tích lịch sử đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa. Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn, nhưng nó đã làm nên theo một cách thức thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu lên một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liên khiết, công bình của các giai cấp(14).

Năm là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội thông qua việc thực hiện quyền lập hiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc, Hiến pháp có vai trò rất to lớn trong việc xác lập, củng cố và bảo đảm về phương diện pháp lý địa vị lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Lịch sử lập hiến của nước ta đã chỉ ra rằng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội bằng Hiến pháp thông qua hai con đường cơ bản:

Thứ nhất thông qua hoạt động lập hiến của Quốc hội, ban hành Hiến pháp thể chế hoá và ghi nhận đường lối lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội trong từng thời kỳ cách mạng. Bằng cách đó mà đường lối lãnh đạo của Đảng được thừa nhận và thực hiện trên quy mô rộng lớn nhờ vào các thuộc tính riêng có của pháp luật. Cũng bằng cách đó mà sự lãnh đạo của Đảng được bảo đảm chẳng những bằng lòng tin mà còn bằng cả sức mạnh cưỡng chế của bộ máy nhà nước.

Thứ hai, thể chế hoá thành một điều luật trong hiến pháp về vị trí, vai trò và trách  nhiệm của Đảng trong việc lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội. Bằng cách đó mà đảm bảo về mặt pháp lý địa vị và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội bằng Hiến pháp có thể thực hiện đồng thời bằng cả hai con đường  nói trên (như điều 4 Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp 1992 hiện nay). Lịch sử lập hiến nước ta đã chứng minh một cách thuyết phục về việc sử dụng tài tình quyền lập hiến để đảm bảo và thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội trong điều kiện đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giữ vững và bảo vệ chính quyền nhà nước non trẻ. Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Sau Cách mạng tháng Tám thành công (19.8.1945) một lực lượng lớn phản động quốc tế và tay sai tràn vào nước ta, thành lập chính quyền bù nhìn tay sai đế quốc. Trước tình thế đấu tranh giai cấp khó khăn phức tạp lúc bấy giờ, trong phiên họp ngày 11.11.1945 Ban chấp hành TW có chủ trương mang tính sách lược là quyết định tuyên bố tự giải tán Đảng cộng sản Đông Dương (thực chất là rút vào hoạt động bí mật) chỉ để một hình thức hoạt động công khai lấy tên là Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Trong thông báo về vấn đề này, Ban chấp hành TW Đảng nêu rõ: Sự tự ý giải tán Đảng cộng sản là “… 3. Để tỏ rằng những Đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiên phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tuỵ vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của Đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc; 4.  Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà”(15). Trong điều kiện đó, thể hiện nhất quan tư tưởng lập hiến của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẩn trương tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến. Hiến pháp năm 1946 đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước non trẻ. Nhờ đó mà trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, bộ  máy nhà nước được giữ  vững và bảo vệ từ  TW đến cơ sở, tạo điều kiện đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Có thể nói, mặc dầu Hiến pháp năm 1946 không có điều nào nói về sự lãnh đạo của Đảng, nhưng toàn bộ nội dung của Hiến pháp đã thể hiện đường lối, sách lược của Đảng trong thời kỳ lịch sử này. Đường lối đó trước hết thể hiện ở lời nói đầu của bản Hiến pháp: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Đặc biệt là các quy định trong các chương III, IV, V và VI về tổ chức bộ  máy từ TW đến cơ sở theo đường lối của Đảng: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam”. Trong các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, nét đặc trưng cần chú ý là chế định về Chủ tịch nước. Theo chế định này Chủ tịch nước có vị trí pháp lý đặc biệt. Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia, lại vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, có quyền hạn rất lớn. Đây chính là chế định pháp lý bảo dảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước trong điều kiện đấu tranh giai cấp gay gắt và phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch ủy ban soạn thảo Hiến pháp năm 1946, vốn có uy tín cá nhân tuyệt đối, đã có ý thức sâu sắc trong việc xây dựng chế định Chủ tịch nước. Xem xét chế định pháp lý này gắn với hoàn cảnh lịch sửa lúc bấy giờ có thể khẳng định rằng nhờ những quy định Hiến định về Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 mà sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước được bảo đảm thực hiện trong thực tế. Ở đây, sự lãnh đạo của Đảng được đảm bảo bằng người đứng đầu Đảng, đồng thời là người đứng đầu bộ máy nhà nước, thông qua đó mà đường lối, chính sách và quan điểm của Đảng được thực hiện và trở thành hiện thực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

_______________________________

1. HCM. Toàn tập T.4 NXB Chính trị Quốc gia
    H.2000 trang 8.

2. Hồ Chí Minh tuyển tập T.4 trg 356.

3. Hồ Chí Minh tuyển tập T.4 trg 356.

4. HCM. Toàn tập T.1, H.2000. Trang 435.436

5. HCM: Pháp lý phục vụ cách mạng. NXB Sự thật
    H.1975, trang 278.

6. HCM toàn tập T4. NXb Chính trị Quốc gia.
    H.2000 tr.8.

7. HCM toàn tập T.4 NXB Chính trị Quốc gia
    H.2000 trang 3

8. HCM. Toàn tập T.1 trang 438

9. Điều 1 Hiến pháp năm 1946.

10. Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946

11. Hồ Chí Minh. Toàn tập T.4 NXB Chính trị Quốc gia
     H.2000 trang 1

12. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946

13. Hồ Chí Minh. Toàn tập T.4 NXB Chính trị Quốc gia.
     H.2000 trang 440

14. Hồ Chí Minh. Toàn tập T.4 NXB Chính trị Quốc gia.
     H.2000 trang 22.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập,
    NXB Chính trị Quốc gia H.2000 T.8, trg 19.

Luật trong cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.