Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2023):

Từ thống nhất Tổ quốc tới phát triển thống nhất Quốc gia

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Cách đây 77 năm, nếu “đấu tranh cho thống nhất” Tổ quốc, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, “là con đường sống của Nhân dân Việt Nam”(1) thì hiện nay, hơn hết bao giờ, sự phát triển thống nhất, mạnh mẽ, bền vững và nhân văn là con đường nhất định dẫn dắt Đất nước Việt Nam thống nhất tới cõi hùng cường. 

Có thể nói, đó là một chân lý kép đối với Dân tộc Việt Nam.

Từ thống nhất Tổ quốc tới phát triển thống nhất Quốc gia -0
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nguồn:ITN

Và, để giành lại nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cuộc Tổng Tiến công và Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là ngày 30.4.1975, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử thiêng liêng đó.  

Sự kiện lịch sử đã và đang mang tầm vóc, sứ mệnh toàn cầu

Nhưng, cho tới thời khắc này, sự kiện lịch sử đó vẫn còn (và chắc sẽ còn) những cách nhìn, kiến giải, thái độ và hành xử khác nhau, thậm chí đối lập nhau! Sự phát triển của thế giới vốn là thống nhất nhưng trong đa dạng, nên điều ấy âu cũng là lẽ tự nhiên! Mặc dù vậy, nếu càng lùi xa, trước những thử thách của lịch sử, không ai không thấy, ngày 30.4.1975 ấy càng tỏa sáng và ý nghĩa trọng đại của nó đối với Dân tộc Việt Nam càng rực rỡ.

Như thế, không ai có thể chối cãi được rằng, Cuộc Tổng tiến công và Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, thống nhất Việt Nam, cách nay 48 năm, đặt trong đời sống thế giới của thế kỷ XX, chính là một sự kiện lịch sử đã và đang mang tầm vóc và sứ mệnh toàn cầu.

Và, hơn nữa, khi soát xét lịch sử xưa nay của nhân loại, nhất là 100 năm qua, đã và đang tiếp tục cho thấy một cách hiển nhiên rằng, những mưu toan sử dụng chiếc “chìa khóa vạn năng” dưới hình thức là một triết luận lịch sử chung chung mà tính chất cao nhất là tính siêu lịch sử của nó, đã thất bại, khi đánh giá các sự kiện mang tầm vóc toàn cầu. Đặc biệt, khi sự kiện đó được coi là mốc lịch sử đánh dấu điểm kết thúc một quá trình và đồng thời là điểm bắt đầu của một quá trình mới về chất không chỉ đối với một quốc gia, dân tộc mà nó còn mang ý nghĩa lịch sử đối với toàn thể loài người.

Theo ý nghĩa đó, không ai có lương tri không thấy, rằng cuộc Tổng Tiến công và Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, thống nhất Tổ quốc Việt Nam, cách đây gần nửa thế kỷ, xét trong tổng thể các sự kiện của nhân loại thế kỷ XX, chính là một sự kiện chính trị, xã hội và nhân văn mang tầm vóc toàn nhân loại.

Bảo vệ và phụng sự chân lý muôn đời “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, vì khát vọng thiêng liêng muôn thời thống nhất Tổ quốc, toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc chiến đấu vệ quốc bất khuất và chính nghĩa, dù phải hy sinh vô bờ bến và nhận được sự tin cậy và ủng hộ của cả nhân loại tiến bộ, để chống lại một thế lực bạo tàn với tiềm lực quân sự đứng đầu thế giới. 

Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ nền độc lập của mình, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta là một trong những thách thức lịch sử to lớn nhất, ác liệt và gian khổ nhất. Nhưng nhìn từ chiều sâu truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước, con người Việt Nam càng tỏa sáng bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trên con đường thống nhất Đất nước. Chiến thắng 30.4.1975 là một trong ba kỳ tích của Việt Nam trong thế kỷ XX, sau kỳ tích thứ nhất là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, kỳ tích thứ hai là chiến thắng Điện Biên Phủ. Thắng lợi đó, với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc gần 117 năm đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, khẳng định nền độc lập và thống nhất Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam. Và, nó đi vào lịch sử Dân tộc Việt Nam như một dấu son chói lọi, một võ công hiển hách nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và là một trong những sự kiện quan trọng, có tầm vóc và ý nghĩa to lớn trong lịch sử thế giới thế kỷ XX.

Ở đây và qua đây, có thể tìm thấy những kinh nghiệm xương máu, những bài học lịch sử và thậm chí phát hiện ra chính mình trong công cuộc chống lại mọi sự nô dịch quốc gia và cổ vũ công cuộc giải phóng dân tộc, đối với các dân tộc  đang bị nô dịch và chà đạp bởi thói bạo lực và cường quyền của dân tộc khác, dù ở bất cứ châu lục nào.

Đó là bài học chớp thời cơ, tạo ra thời cơ chiến lược giải phóng Đất nước và thống nhất Quốc gia.  Đây là sự tiếp nối và phát triển bài học kinh nghiệm về thời cơ từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thời cơ chính là lực lượng. Xây dựng lực lượng chính là tạo ra thời cơ từ xa và từ căn bản. Chiến thắng của trận Phước Long (từ đêm 13.12.1974 đến ngày 6.1.1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, là phép thử hết sức quan trọng để đo khả năng chống cự của ngụy quyền Sài Gòn và thử phản ứng của Mỹ. Và, ngày 6.1.1975, khi đang họp, tin chiến thắng này bay về, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng đưa ra quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm, nếu thời cơ đến trong năm 1975. Nếu không có tầm nhìn và sự xác quyết này sẽ rất khó có ngày 30.4.1975 kết thúc cuộc chiến tranh với thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn. 

Đó là bài học về sự sáng tạo và mưu lược trong chỉ đạo chiến lược. Đây là hiện thân của tư duy quân sự cách mạng, hiện đại mà nền tảng lý luận quân sự vô sản, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đường lối chiến tranh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân là biểu hiện sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, được hội tụ và tỏa sáng. Chiến thắng này làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Đó là bài học phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đặt đại nghĩa dân tộc và lợi ích quốc gia lên trên hết. Nó khởi nguồn từ truyền thống kiên cường, bất khuất, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính và sự giác ngộ về mục tiêu lý tưởng cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội, để mỗi người, từng tập thể và cả Dân tộc vượt qua mọi thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, vì sự tồn vong của Đất nước, vì danh dự của Dân tộc. Chiến thắng này kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Nhân dân ta.

Đó là bài học về chủ động và sáng tạo kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Cuộc "đụng đầu lịch sử" này mang tính biểu tượng giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa chiến tranh cách mạng và chiến tranh phản cách mạng, giữa độc lập dân tộc, tiến bộ và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc nên tự nó đã khai thác, động viên và tập hợp mọi lực lượng trong nước và quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng. Chiến thắng này mang tầm vóc thời đại trong hệ thống những giá trị cơ bản của cuộc chiến tranh vệ quốc khác biệt nhất trong thế kỷ XX.

Đó là bài học sự lãnh đạo độc lập, sáng tạo và quyết đoán của Đảng. Thắng lợi này là vĩ đại bậc nhất của Dân tộc trong kỷ nguyên mới, trở thành biểu tượng của thời đại, minh chứng đầy đủ, rõ ràng về tầm nhìn chiến lược, sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - người đề ra đường lối cách mạng, tổ chức chiến tranh nhân dân và sự sáng tạo các phương pháp cách mạng quyết định thắng lợi. “Cột mốc vàng” này khẳng định đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong “cuộc đụng đầu lịch sử” chống ngoại xâm khó khăn vào hàng bậc nhất.

Nhìn lại 48 năm, kể từ đó, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc(2). Và, đối với thế giới, thắng lợi đó đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ vào các lực lượng cách mạng, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội(3).

Do đó, những ai đó đang hồ nghi, cả những người cố tình bôi nhọ, làm vấy bẩn Chiến thắng này, xin nhớ lấy rằng: Đứng trước chân lý, nếu biết về nó mà cố tình lảng tránh thì tất bị chân lý hạ nhục, còn ai đó nếu cố tình hạ nhục chân lý thì người ấy tự hạ nhục chính mình.

Dấu mốc mở ra thời đại mới của Dân tộc Việt Nam: Hòa bình, thống nhất, xây dựng Đất nước

Chiến thắng vẻ vang này kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng (tính từ năm 1945) chống xâm lược, bảo vệ và phát huy những thành quả của Cách mạng Tháng Tám; kết thúc 117 năm dân tộc Việt Nam chống ngoại xâm (tính từ năm 1858), giành lại nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Mốc lịch sử 30.4.1975 là ngày khép lại thời kỳ chiến tranh vệ quốc; đồng thời chính là dấu mốc mở ra một thời đại mới của Dân tộc Việt Nam - thời đại hòa bình, thống nhất và xây dựng Đất nước. 

Đây là nền móng vững chãi, là bảo đảm môi trường hòa bình, để chúng ta tiếp tục phát triển Đất nước một cách thống nhất, mạnh mẽ, vền vững và nhân văn, trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030.      

Hơn bao giờ hết, hiện nay, mở tầm nhìn chiến lược thống nhất và chống  sự ngắn hạn, cục bộ, nhiệm kỳ, ngăn chặn lợi ích nhóm, tình trạng cát cứ.

Nhìn tổng thể, trong 23 năm tới, vào năm 2045, trước mắt năm 2030, với công cuộc không ngừng đổi mới sáng tạo, xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam XHCN độc lập tự chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, một nước công nghiệp, hiện đại phát triển, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển bằng phương thức rút ngắn, với bản lĩnh Việt Nam; nơi hội tụ của niềm tin, tri thức và tấm lòng rất mực thủy chung, nhân ái, chan hòa với bạn bè quốc tế; thành viên của thế giới hòa bình, tiến bộ và nhân văn, trong chỉnh thể hoàn cầu.

Theo đó, kiên định kiến tạo và thực thi kiên trì quy hoạch tổng thể phát triển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trước mắt đến năm 2030, xứng đáng là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Xây dựng mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, trên cơ sở hình thành các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, với mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản thống nhất, đồng bộ, hiện đại.

Đồng thời, giữ vững các cân đối lớn; bảo đảm an ninh (năng lượng, lương thực, nguồn nước, quốc phòng, xã hội…); bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu… Tổ chức không gian phát triển thống nhất các vùng; phát triển không gian kinh tế - xã hội, không gian biển; khai thác và sử dụng vùng trời; liên kết vùng với sự “cầm nhịp” của vùng động lực gắn với các cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm tính liên thông năng đông và thông suốt… Đời sống toàn diện của Nhân dân được nâng cao; vị thế và uy tín quốc tế của Đất nước được khẳng định và nâng cao. 

Đó là nền móng để Việt Nam cất cánh. 

Hơn bao giờ hết, hiện nay, lợi ích quốc gia thống nhất phải là tối thượng.

Trải mấy nghìn năm, Dân tộc luôn xác quyết lấy lợi ích quốc gia làm mục tiêu tối thượng chiến lược có ý nghĩa bất biến trong mọi hành xử của mình, trước bất cứ ai, dù trong bất cứ cảnh huống nào.

Trong thời đại ngày nay, giữa cuộc cạnh tranh mang tầm vóc toàn cầu có ý nghĩa sinh tử, chân lý “Không có gì quý hơn Độc lập tự do”, hơn bao giờ hết, càng tỏa sáng trong ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm và hành động của người Việt Nam là bản lĩnh sống chết và hợp với lẽ tự nhiên toàn cầu. Giang sơn, xã tắc nghìn năm mà ông cha ta giao lại, quyết không để mất một tấc núi sông, quyết không để rơi vào tay ngoại bang lần nữa.

Vì nền độc lập tự do và lợi ích vô giá của dân tộc, trong cuộc hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, thời cơ phát triển mở ra nhưng nguy cơ tụt hậu, lệ thuộc cũng càng rình rập. Chúng ta càng không được phép ảo tưởng về mình và về bất cứ ai; không lóa mắt trước những cạm bẫy về lợi ích nhất thời, nhỏ hẹp, cục bộ, lại càng không thể mất cảnh giác trước giặc ngoại xâm từ mọi phía và đủ loại giặc nội xâm.

Vì vậy, lợi ích quốc gia - dân tộc phải là cụ thể: Sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng là tối thượng và quyền tự quyết dân tộc là vô giá! Lợi ích đó không thể bị diệt vong bởi nạn ngoại xâm và càng không thể bị tiêu vong bởi nạn nội xâm.

Hơn bao giờ hết, hiện nay, phải nắm lấy và tạo ra thời cơ, quyết sách thống nhất và nhất quán, với lợi ích của Nhân dân là trung tâm.

Quá trình toàn cầu hóa ngày càng tăng tốc đang đưa lại cho sự phát triển đất nước những nguồn lực mới và vận hội mới. Dĩ nhiên, trong thời cơ, bao giờ cũng đồng thời thách thức. Việc chủ động, tận dụng đón bắt thời cơ và tạo ra thời cơ là đòi hỏi lớn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.  

Để tạo ra thời cơ, cần sự chủ động về tầm nhìn, chuẩn bị lực lượng và sự mẫn cảm tiên lượng. Nếu năm 1975, khi đứng trước thời cơ chiến lược lớn để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, một quyết định lịch sử chớp thời cơ không được xác quyết: Gấp rút chuẩn bị mọi mặt để kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh cứu nước trong năm 1975 hoặc năm 1976 thì chúng không thể có ngày 30.4.1975.

Đổi mới tư duy, tìm tòi phương lược, hoạch định cơ chế, lộ trình phù hợp, giải quyết đúng đắn các quy luật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với mục tiêu: Bảo vệ và phát triển lợi ích tối thượng của mỗi người, của từng tổ chức trong xã hội thống nhất với lợi ích của quốc gia; và, lợi ích của Nhân dân Việt Nam phải là hạt nhân mà mọi sự đổi mới, phát triển dù ở phương diện nào, góc độ nào, mức độ tới đâu… đều phải xoay chung quanh nó, chứ tuyệt đối không phải ngược lại… sẽ càng mở ra cơ hội phát triển hiện nay.

Chúng ta đón lấy thời cơ từ đó, kiến tạo rường cột đại đoàn kết toàn dân tộc bằng phương lược chiến lược để tạo ra thời cơ.  

Hơn bao giờ hết, hiện nay, đại đoàn kết toàn dân tộc càng phải trở thành động lực chủ yếu.

Vị thế và danh dự Dân tộc ta mấy nghìn năm nối đời gây dựng, khi cần dù phải rửa tới giọt máu cuối cùng, do đó nền độc lập tự do vô giá và Tổ quốc thống nhất không thể để bất cứ ai chà đạp, càng không thể bị ai đó cướp mất. Không còn độc lập tự do, thống nhất toàn vẹn thì Dân tộc ắt nô lệ. Dù đi qua 13 cuộc chiến tranh lớn chống xâm lăng, ở mọi quy mô, đến từ các châu lục hay hơn thế nữa thì nền độc lập tự do và thống nhất của Tổ quốc vô giá, thiêng liêng càng bất khả xâm phạm. Đó là khí phách và con đường sống Việt Nam.

Thời cơ chính là lực lượng. Và, đại đoàn kết tạo ra lực lượng, tạo ra sức mạnh. Từ lịch sử dân tộc càng cho thấy, lợi ích quốc gia - dân tộc là cụ thể: Sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng và quyền tự quyết dân tộc vô giá! Lợi ích phải là hạt nhân để giải quyết mọi sự khác nhau một cách thống nhất trên tầm chiến lược. Đó là phương thức giải quyết và bài trừ mọi kiểu tập hợp nhất thời, hủ bại kiểu nhóm, phường hội, cát cứ, cục bộ phá hoại đại đoàn kết.

Vì thế, càng tiếp tục đổi mới thực chất là trở lại nhận thức và hành động đúng quy luật vận động của Đất nước một cách tổng thể, trước hết và trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề trung tâm là lợi ích một cách tổng hòa, cụ thể từ cá nhân, giai cấp, giai tầng… tới quốc gia, dân tộc và với các nước trên tầm quốc tế càng phải mang tính thống nhất, chỉnh thể và đa dạng.

Đó là hạt nhân của đại đoàn kết, là nguồn gốc sức mạnh vô địch của Dân tộc ta. 

Hơn bao giờ hết, hiện nay, phải chủ động, tự quyết và giữ bản sắc trong hội nhập quốc tế.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra cơ hội vô cùng lớn cho các nước “đi sau”. Chúng ta có thể thực hiện chiến lược phát triển “rút ngắn”. Nhưng, nguy cơ về sự lệ thuộc lâu dài về công nghệ, sự kiểm soát vô giới hạn của những tập đoàn công nghệ toàn cầu đối với đời sống Dân tộc không thể coi thường. Kinh nghiệm thế giới 200 năm qua cho thấy, khi càng toàn cầu hóa thì vấn đề dân tộc và bản sắc trong hội nhập đối với mỗi quốc gia càng nổi lên như một mệnh đề quan thiết.

Do đó, xử lý vấn đề dân tộc vì sự phát triển toàn cầu và chủ động tiên lượng nắm lấy tổng thể sự vận động toàn cầu để giải quyết cụ thể, thiết thực những công việc của dân tộc phải và đang trở thành mệnh lệnh hành động song trùng một cách tự nhiên hiện nay.

Định vị chiến lược Đất nước trong thế giới toàn cầu hóa, tới lượt nó, không có con đường nào khác tốt hơn là, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, phải trở thành động lực căn bản và to lớn đối với tiến trình phát triển của Đất nước, trong tương lai.

Và, đến lượt mỗi người hãy lấy Quốc thể làm thiêng liêng, Quốc tín là rường cột văn hóa, Quốc sỉ làm phương thức hành xử của mình… chính là bảo vệ và phát triển danh dự Con Người Việt Nam.  

Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhịp bước cùng thời đại. 

_______

(1)Hồ Chí Minh: Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 134.

(2) ,(3) Xem Văn kiện Đại hội lần thứ IV của Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 5-6.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Khánh Trinh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Kiến nghị giải pháp thực hiện thuận lợi mô hình chính quyền 2 cấp, hợp nhất tỉnh

Góp ý dự kiến nội dung Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Bình kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức mô hình chính quyền 2 cấp và sắp xếp đơn vị hành chính, cũng như gỡ vướng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu phát động cuộc vận động cả nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tại Phiên họp thứ 44, UBTVQH thống nhất với nhận định, cử tri và Nhân dân hoan nghênh Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đã bổ sung nội hàm phòng, chống lãng phí. Đồng thời, ghi nhận kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là cần nghiên cứu phát động Cuộc vận động “Cả nước chung tay thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, để chủ trương này thấm, ngấm vào từng cơ quan đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi gia đình, từ đó tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình phát biểu.
Quốc hội và Cử tri

Lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động giám sát theo lĩnh vực phụ trách. Đoàn ĐBQH các địa phương cần chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong giải quyết, rà soát lại việc giải quyết đối với các vụ việc cụ thể đã được đề cập tại báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng. Đồng thời, tích cực lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát hoặc đề xuất, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức
Diễn đàn Quốc hội

Có chế tài để vừa chia sẻ thông tin, vừa bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân

Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh cũng là mục tiêu hàng đầu của tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, đánh cắp thông tin để thực hiện lừa đảo. Do đó, việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý không chỉ góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, mà còn bảo đảm việc chia sẻ thông tin phục vụ công tác quản lý cũng như bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Để không còn “khoảng trống” pháp luật

Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội tại kỳ giám sát năm 2023, đã ban hành thêm được 52 văn bản quy định chi tiết còn “nợ đọng” từ trước. Tuy nhiên, vẫn còn 35 nội dung quy định chi tiết thi hành của 14 luật, 2 pháp lệnh chưa được ban hành, trong đó có nội dung đã “nợ đọng” hơn 10 năm và đã nhiều lần kiến nghị. Thực trạng này được Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình đưa ra tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Chiều 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo các Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV tới. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín

Sáng 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật tương trợ tư pháp về dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật (Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản) và các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.