Từ quá trình xây dựng Luật Giáo dục đến dự thảo Luật Giáo dục đại học

Theo Điều 83 của Hiến pháp, và Điều 1 của Luật Tổ chức QH hiện hành, “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước” (trích). QH quyết định chính sách bằng luật và nghị quyết của QH. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thảo luận và biểu quyết thông qua các dự thảo luật do đó là rất rõ. Trách nhiệm của ĐBQH khi bấm nút biểu quyết cũng vậy. Bài viết này nhìn lại quá trình xây dựng Luật Giáo dục từ năm 1998 trước khi dự thảo Luật Giáo dục đại học được xem xét để thông qua.

I. Những trải nghiệm qua xây dựng Luật Giáo dục

Năm 1998, Chính phủ trình QH dự thảo Luật Giáo dục. Dự thảo là một luật “khung” với những nguyên lý giáo dục và nguyên tắc rất cao đẹp mà không ai có thể phủ nhận, nhưng “làm sao thực hiện” là mối quan tâm của ĐBQH. Thảo luận rất nhiều, nhưng dự thảo luật đã được thông qua năm 1999 với ước khoảng 15 nghị định sẽ do Chính phủ ban hành để hướng dẫn thi hành.

Năm 2004, Chính phủ trình một dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 1999. Thảo luận cho thấy vì Luật Giáo dục 1999 là quá khung, nên có sửa đổi bổ sung cũng chỉ là vá víu (phải mất 6 năm để xác nhận điều này!) nên Chính phủ lại trình QH một dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Điều cần nhấn mạnh là sau 6 năm thực hiện, chỉ mới ban hành được 7 nghị định. Còn “nợ” 8.

Dự thảo luật sửa đổi vẫn còn là một luật khung. Trên tổng số 120 điều, có 5 điều dành cho giáo dục mầm non, 6 cho giáo dục phổ thông, 6 cho giáo dục nghề nghiệp, 6 cho giáo dục đại học, 4 cho giáo dục thường xuyên. Dự thảo có 38 điều, khoản giao cho Chính phủ, Bộ hoặc Bộ trưởng quy định. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu như vậy thì nên chỉ sửa đổi bổí sung (như dự kiến ban đầu) những gì cấp bách, đã thống nhất cao, dành thời gian xây dựng Chiến lược về Giáo dục và Đào tạo, tổng kết Luật Giáo dục, làm cơ sở để xây dựng một Luật Giáo dục hoàn chỉnh, hoặc một hệ thống các luật chuyên cho từng cấp và lĩnh vực đào tạo.

Ý kiến này thiểu số khi bỏ phiếu. Bốn năm sau, 2009, Luật Giáo dục (sửa đổi) 2005 lại được sửa đổi bổ sung. Tình hình giáo dục hiện nay ở các cấp, các lĩnh vực, với thành tựu và yếu kém bất cập đã được nói nhiều, xin không nói gì thêm, trừ một điểm: trách nhiệm của QH là không thể thoái thác.

Qua quá trình xây dựng, rồi sửa đổi, rồi sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục, tôi đã rút ra cho mình mấy đúc kết sau đây: (a) Trước khi xây dựng một luật, cần tổng kết lĩnh vực mà luật quy định; (b) QH quyết định chính sách bằng luật, và luật là cơ sở của kỷ cương phép nước. Nên thận trọng tối đa với luật khung, vì nó giống như một ngôi nhà không mái, không vách; (c) Các điều khoản của luật quy định việc thực hiện chứ không phải là trích đoạn tuyên ngôn hay nghị quyết, và điều khoản chỉ có thể hiểu một cách; (d) Luật phải là văn bản pháp quy đi vào cuộc sống ngay, không phải chờ nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các Bộ; (đ) Mọi dự án đầu tư đều phải có báo cáo tác động môi trường, thì càng phải dự báo tác động trở lại của luật; (e) Sửa đổi bổ sung luật là cần thiết nhưng cho “ra đời non” một luật là tối kỵ vì nó gây rối, gây tốn kém, gây thiếu niềm tin, thậm chí xem thường luật pháp ở người dân với những lần sửa đổi bổ sung nối tiếp; (g) Chỉ bấm nút thông qua khi thấy được luật sẽ đi vào cuộc sống và là nền tảng cho sự phát triển vững chắc của lĩnh vực mà nó chi phối.

II. Về dự thảo Luật Giáo dục đại học

Kỳ họp thứ Ba này sẽ xem xét thông qua 13 dự thảo luật, trong đó có dự thảo Luật Giáo dục đại học.

Ban soạn thảo và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ của QH đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo ở khắp ba miền. Tôi đã đóng góp ý kiến ba lần bằng văn bản để đáp lại lời mời tham dự các cuộc hội thảo (1). Theo tôi, nhược điểm lớn nhất là thiếu đánh giá thực trạng nền giáo dục đại học nước nhà và tổng kết.

Được tiếp cận gần đây với phiên bản sẽ trình QH trong kỳ họp này, tôi nhận thấy dự thảo đã có nhiều sửa đổi bổ sung khá quan trọng, tuy vậy vẫn còn những nội dung cơ bản cần được trao đổi thêm trước khi thông qua.

1. Về quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học

Tờ trình dự thảo luật khẳng định: “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là thuộc tính cơ bản của cơ sở GDĐH, là yêu cầu khách quan, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của GDĐH hiện nay; (…) là tư tưởng xuyên suốt của dự án Luật”.

“Tuy nhiên, do các cơ sở GDĐH phát triển không đồng đều và hiện tại phần lớn các cơ sở GDĐH còn chưa đạt được chuẩn mực của một cơ sở GDĐH thực thụ nên việc thực hiện quyền tự chủ cần có lộ trình thích hợp”, tờ trình giới hạn lại vì thực trạng không đồng đều.

Rất tiếc lộ trình và làm gì để thực trạng này giảm dần thì không tìm thấy trong dự thảo. Chỉ biết là sự hạn chế của quyền tự chủ tùy thuộc vào sự phân tầng.

2. Phân tầng các cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Điều 8 của dự thảo khá tỷ mỷ, các tiêu chí nào, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng làm gì, rất rõ. Tuy nhiên, không có chỗ cho sự công nhận, sự xếp hạng của xã hội, của những người sử dụng lao động sản phẩm đào tạo của các cơ sở giáo dục.

Mục đích của phân tầng là để giao quyền tự chủ. Phân tầng để, đối với các trường công lập, có kế hoạch đầu tư và giao nhiệm vụ, và để “hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học tư thục về đất đai, tín dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ” (Điều 38. 4 và 5).

Thực tế cho thấy cách phân tầng hành chính như trong dự thảo luật ắt dẫn tới cơ chế xin – cho và những biến dạng phổ biến của nó là ban phát, móc ngoặc... Tình trạng không đồng đều hiện nay liệu phân tầng có giải quyết được không hay vẫn tiếp diễn thậm chí sẽ càng xấu hơn?

3. Về đại học và đại học quốc gia

a. Trước nhất, viện dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh(2) để biện minh cho cách gọi là quá khiên cưỡng.

Tôi không rõ Hồ Chủ tịch đã dùng cụm từ “đại học quốc gia” chính xác ra sao, trong bối cảnh nào. Tham khảo các tài liệu về quá trình hình thành các trường cao đẳng, đại học từ đầu thế kỷ XX đến trước 1945 có thể thấy cơ cấu và sự hình thành từng bước của Viện Đại học Đông Dương (Université de l’Indochine) với các trường thành viên lần lượt được hình thành tại Hà Nội (chủ yếu) và Sài Gòn. Nếu có “thương hiệu” thì đó là thương hiệu của Viện đại học này. Khiên cưỡng còn vì tình hình giáo dục nước nhà năm 1945 so với hiện nay khác nhau rất xa.

b. Điều 27. khoản 1 của dự thảo Luật viết: “Đại học quốc gia là đại học định hướng nghiên cứu, chất lượng cao ngang tầm khu vực, tiến tới đạt chuẩn mực quốc tế, giữ vai trò đầu tàu đổi mới của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”.

Thế thì một trường đại học “định hướng nghiên cứu, chất lượng cao ngang tầm khu vực, tiến tới đạt chuẩn mực quốc tế” có thể là một trường đại học quốc gia giữ vai trò đầu tàu đổi mới được hay không? Cụm từ “quốc gia” là do tự trường tự lực làm nên hay là do Nhà nước ban tặng gắn với tên gọi “đại học” bất chấp lôgic của hệ thống các cơ sở giáo dục đại học?

c. Điều 27.2. viết: “Đại học quốc gia có quyền chủ động cao (…)”, “Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các Bộ (…)”, “Khi cần thiết, Giám đốc Đại học quốc gia được báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, v.v.

Nhưng còn quan hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo? “Quyền chủ động cao” không phải là quyền tự chủ. Câu hỏi là đại học quốc gia có quyền tự chủ hay không, hay tự chủ có giới hạn như quy định tại Điều 30 và Điều 33?

d. Đại học quốc gia (và đại học vùng) từ ban lãnh đạo đến nhiệm vụ chức năng chủ yếu là làm quản lý vì giảng dạy, nghiên cứu khoa học đều thực hiện ở các trường đại học và cơ sở thành viên.

Thế thì cần minh định quản lý của đại học quốc gia và của Bộ khác nhau ở đâu, trùng lặp ra sao. Nếu Bộ vẫn quản lý như hiện nay thì có cần thêm cấp quản lý đại học quốc gia hay không? Còn nếu Bộ không quản lý “sâu” như hiện nay, thì “đại học quốc gia” và “đại học vùng” không khác với “viện đại học” như nó đã tồn tại ở Hà Nội (Đông Dương), ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt trước đây.

đ. Dự thảo Luật chưa cho thấy một trường đại học thành viên của đại học quốc gia hay đại học vùng được gì so với nếu đứng ngoài, giống như những trường đại học khác? Sự tham gia tự nguyện làm thành viên vẫn hay hơn theo mệnh lệnh hành chính. Đó là điều tôi cảm nhận rõ khi làm việc ở Huế, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh.

4. Về loại hình trường đại học dân lập

Bằng Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đề nghị 19 trường đại học dân lập chuyển đổi sang loại hình tư thục trước ngày 30.6.2007(3) (đến nay, 5 năm sau thời hạn vẫn chưa xong); bằng việc Thủ thướng Chính phủ từ nay sẽ không cho thành lập các trường đại học dân lập nữa nên sẽ không có cơ sở giáo dục đại học dân lập nữa, nhưng loại hình trường đại học dân lập vẫn tồn tại theo luật pháp nếu phân tích kỹ Luật Giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung 2009(4). Dự thảo Luật không thể không đề cập đến loại hình dân lập, trừ phi sửa đổi Luật Giáo dục 2005 hay quy định rõ luật không đề cập tới loại hình cơ sở đại học dân lập.

5. Đọc dự thảo Luật thấy hình như không có vấn đề gì lớn trong mảng đại học tư thục, trong khi đó trên thực tế ở đây có rất nhiều vấn đề khá nóng bỏng mà cốt lõi là một trường đại học tư thục có phải là một doanh nghiệp cổ phần thông thường hay là đặc thù vì hàng hóa ở đây là tri thức và lao động là chuyển giao tri thức.

Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg, ngày 17.4.2009 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, rồi Quyết định 63/2011/QĐ-TTg, ngày 10.11.2011, sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 61 vẫn chưa gỡ được gút mắc này. Tôi e rằng dự thảo Luật Giáo dục đại học sẽ đi bên lề thực tế của đại học tư thục, và nguy hơn nữa, đã vội thể chế hóa những thực nghiệm (có đúng và có sai) mà Bộ đang tiến hành.

6. Cuối cùng, Luật có cần, và cần bao nhiêu nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và có trình QH xem xét cùng lúc với dự thảo Luật khi thông qua?
_________________

1. Tôi xin có lời cảm ơn Ủy ban về các lời mời này. Lần 1 (28.4.2011): Cần một Luật Giáo dục đại học thực chất và đổi mới. Lần 2, Góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục đại học (phiên bản ngày 26.8.2011). Lần 3 (07.2.2012): Cần sửa đổi căn cơ hơn nữa dự thảo Luật Giáo dục đại học (Góp ý cho dự thảo, phiên bản ngày 06.1.2012). Nội dung của lần 1 và lần 3 đã được đăng trên Báo Đại biểu nhân dân, các số ra ngày 06.05,2011 và 15.02.2012. http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=210893 và http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=237940

2. “Tên gọi đại học quốc gia Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng ngay từ khi đất nước mới giành được độc lập vào năm 1945 cũng cần được giữ lại để tiếp tục phát huy thương hiệu của cơ sở đại học đầu tiên của đất nước với bề dày truyền thống hơn một thế kỷ.” (Trích tờ trình).

3. Cũng nên đặt câu hỏi đề nghị như vậy có hợp pháp không? các trường có quyền từ chối đề nghị không?

4. Xem thêm Nguyễn Ngọc Trân, Cần sửa đổi căn cơ hơn nữa dự thảo Luật Giáo dục đại học, Báo Đại biểu nhân dân, số ra ngày 15.02.2012.

Kỳ họp

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thời sự Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh

Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV

Đúng 9h00 sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV Quốc hội họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển
Xây dựng luật

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật). Đây là đạo luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực
Kỳ họp

Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đóng góp chung vào thành công đó, các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh đã tích cực nghiên cứu, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực vào các nội dung kỳ họp.
Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường
Kỳ họp

Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường

Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ. Kết quả kỳ họp thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của Quốc hội trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước và mong muốn, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và phối hợp chuẩn bị từ sớm của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị kỳ họp. Khẳng định điều này, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc Quốc hội tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã giúp Quốc hội có những kinh nghiệm tốt, tạo tiền lệ cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường tiếp theo để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách
Kỳ họp

Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách

Theo đại biểu Quốc hội HOÀNG VĂN CƯỜNG (Hà Nội), thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV trước hết là nhờ công tác chuẩn bị tổ chức bài bản, khoa học và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, là tinh thần làm việc rất khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, không quản ngại phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đội ngũ tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện
Kỳ họp

Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện

Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi áp dụng rộng, thời gian triển khai ngắn, do đó, quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả của Nghị quyết. Nhấn mạnh điều này, chuyên gia kinh tế NGUYỄN MINH PHONG, cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động ngay, chậm ngày nào là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó.
Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
Kỳ họp

Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn

Chiều qua, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã khép lại chương trình nghị sự. Từ các địa phương, nhiều ĐBQH, đại biểu HĐND nhấn mạnh: Dù chưa từng có tiền lệ song kỳ họp đã diễn ra hết sức thành công, đạt được mục tiêu cao nhất là giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn. Tinh thần và kết quả của kỳ họp đã tạo ra những khí thế mới, thời cơ mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao, niềm tin của Nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc.
Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước
Kỳ họp

Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước

Sau 4,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc vào chiều qua, 11.1, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự, thông qua 4 nghị quyết và 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Đây là những quyết đáp đặc biệt quan trọng của Quốc hội, đáp ứng đúng, trúng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước đang đặt ra. Nhấn mạnh điều này, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG mong muốn, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết, luật ngay từ năm đầu tiên, tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân
Kỳ họp

Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường đều rất cấp bách, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần chủ động, linh hoạt, Kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức ngay trong những ngày đầu năm mới 2022 được cử tri đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng!
Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước

Theo dõi sát sao diễn tiến và nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri và Nhân dân nhận thấy các nội dung kỳ họp rất thiết thực, không chỉ mang hơi thở cuộc sống đến nghị trường mà còn mở ra triển vọng mới trong chiến lược phát triển đất nước. Những đại biểu của dân đã ý thức rõ trách nhiệm chính trị, tập trung trí tuệ, thảo luận, tranh luận sôi nổi, nghiên cứu, phân tích, phòng ngừa trục lợi chính sách, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thiết thực.