Tư duy kiến tạo sẽ thúc đẩy kinh tế nền tảng phát triển

Với những kết quả đã đạt được cùng ưu thế về công nghệ, kinh tế số nói chung và kinh tế nền tảng nói riêng, sẽ tiếp tục là ngành chủ chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay và hai con số ở những năm tiếp theo. Điều quan trọng là cần xây dựng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo tư duy kiến tạo, tránh tư duy quản lý cốt để không sai sót.

Kinh tế nền tảng đóng góp khoảng 10% GDP

Với dân số hơn 100 triệu người, tỷ lệ sử dụng internet cao và tăng nhanh cùng tỷ trọng lớn của nhóm dân số ưa chuộng sử dụng các dịch vụ nền tảng, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế số nói chung, kinh tế nền tảng nói riêng.

Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Tại Hội thảo “Phát triển kinh doanh nền tảng: động lực cho tăng trưởng kinh tế số Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức mới đây, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho biết, tính đến tháng 6.2024, có khoảng 9.300 ứng dụng đang sử dụng tại nước ta, với tổng số lượng người dùng thường xuyên hàng tháng trên tất cả các nền tảng là 2,3 tỷ người dùng, tổng thời lượng sử dụng 6,5 tỷ giờ. Với kết quả này, dù là nước có dân số xếp thứ 15 thế giới, song khả năng sử dụng các nền tảng và dữ liệu chúng ta sử dụng đứng trong top 10 thế giới, chứng tỏ người dân rất quen thuộc sử dụng các nền tảng số hàng ngày.

Riêng các nền tảng số do Việt Nam phát triển, tính đến tháng 6.2024 là 461 nền tảng, tăng 8,5% so cùng kỳ 2023, với số lượng người dùng thường xuyên hàng tháng trên tất cả các nền tảng là gần 500 triệu người dùng, tăng 28% và tổng thời lượng sử dụng là 0,78 tỷ giờ, tăng gần 80%. Có khoảng 60 nền tảng số có trên 1 triệu người sử dụng, chiếm khoảng 25% nền tảng số ở Việt Nam, trong đó nền tảng số lớn nhất đạt tới 75 triệu người sử dụng. Việt Nam cũng là một trong số ít các nước mà nền tảng số trong nước phát triển. Kết quả này góp phần đưa thị trường thương mại điện tử của nước ta tăng trưởng 20 - 25%, là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh của thế giới trong thời gian qua.

Hiện, ngành kinh tế nền tảng đóng góp khoảng 10% trong GDP, theo CIEM. Riêng kinh doanh nền tảng trong lĩnh vực vận tải chiếm 16,8% giá trị tăng thêm của ngành nền tảng, tương đương 1,7% GDP của nền kinh tế (năm 2022). Với 1 tỷ USD tăng thêm về sản phẩm cuối cùng của ngành nền tảng sẽ tác động tới nền kinh tế theo cấp số nhân. Cụ thể là làm tăng sản lượng của toàn nền kinh tế lên 2,754 tỷ USD; kích thích giá trị tăng thêm của nền kinh tế là 1,1918 tỷ USD; tạo ra 93.734 cơ hội việc làm và tăng thu nhập của người lao động trong nền kinh tế thêm 0,7326 tỷ USD.

Nên giao Bộ Tư pháp xây dựng khung pháp lý tổng quát

Theo các chuyên gia, quản lý và phát triển kinh tế nền tảng không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của kinh tế số Việt Nam. Nhà nước cũng đã quan tâm đến phát triển ngành này, thông qua việc ban hành một loạt chính sách có liên quan như Luật Giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Viễn thông… cùng các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

Tuy vậy, hiện chưa có khái niệm pháp lý thống nhất về kinh tế nền tảng. “Việc chưa thống nhất về mặt khái niệm sẽ rất khó xây dựng khung khổ pháp lý để kiến tạo, quản lý và phát triển kinh tế nền tảng”, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận xét.

TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM bổ sung, dù có nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển kinh tế nền tảng, song cũng còn nhiều thách thức. Đó là tư duy, nhận thức trong quản lý nhà nước về những vấn đề mới còn chưa cởi mở; sự phát triển nhanh của các mô hình kinh doanh nền tảng, kinh tế số khiến các quy định pháp lý và thể chế phát triển kinh tế số chưa theo kịp; hạ tầng phục vụ chuyển đổi số vẫn còn hạn chế, nhất là hạ tầng dữ liệu.

Bên cạnh đó là thách thức về quản trị rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nền tảng; khó khăn, thách thức trong việc đề xuất và xây dựng sandbox. Sandbox thường được ban hành dưới dạng nghị định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng, trong khi nhiều nội dung liên quan vướng mắc trong luật bởi văn bản luật chưa cho phép. Vì thế, việc ban hành các sandbox rất chậm hoặc hạn chế.

Từ thực tế hiện nay, TS. Nguyễn Minh Thảo đề xuất, để thúc đẩy kinh tế nền tảng phát triển, Chính phủ cần có quan điểm nhất quán và rõ ràng về phát triển mô hình kinh tế nền tảng; cần có tầm nhìn bao quát, toàn diện cũng như thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành thực chất hơn, hiệu quả hơn trong quá trình soạn thảo chính sách liên quan. Tư duy quản lý cần thay đổi, cơ quan soạn thảo chính sách cần phải hiểu rõ tính mới của mô hình kinh doanh nền tảng để có tư duy mới trong quản lý, tránh khiên cưỡng áp quy định cũ, cách thức quản lý cũ đối với các mô hình mới. Cùng với đó, cần dự liệu những tác động không mong muốn, những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế nền tảng để dự phòng các phương án quản lý; sớm nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp công nghệ số với nguồn vốn huy động từ xã hội.

Cũng theo bà Thảo, việc thiết lập sandbox cần thoát ra khỏi tư duy quản lý cũ, và cần được ban hành kịp thời để tận dụng các cơ hội về công nghệ. Do đó, soạn thảo và phê duyệt sandbox nên được áp dụng theo quy trình đơn giản hóa thay vì thực hiện theo quy trình phức tạp và tốn thời gian như hiện nay. Khung thể chế thử nghiệm cần hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới...

Về phía doanh nghiệp kinh doanh nền tảng, cần liên tục nâng cấp, phát triển công nghệ để cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng; đặc biệt chú trọng đến các giải pháp bảo đảm sự an toàn của khách hàng, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, nhất là đối với an toàn thông tin, dữ liệu của khách hàng; thiết lập cơ chế tương tác, giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có).

Chia sẻ với các đề xuất trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đề xuất, việc đầu tiên là cần phải có khái niệm thống nhất, rõ ràng và đầy đủ về kinh tế nền tảng; xây dựng khung pháp lý tổng quát các vấn đề lớn. “Việc xác định các nguyên tắc lớn, nguyên tắc tổng quát nên để bộ trung gian làm, tốt nhất là để Bộ Tư pháp chủ trì, trên cơ sở đó các ngành đưa ra quy định cụ thể”, ông Khánh đề nghị.

Nhấn mạnh vai trò của sandbox, ông Khánh cho rằng, nên bắt đầu thí điểm sandbox với tư duy kiến tạo, bởi “nếu cứ giữ tư duy là quản lý làm sao cho không sai sót thì sẽ không thể phát triển kinh tế nền tảng”; đồng thời cần tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm trong hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với lĩnh vực này.

Kinh tế

Quảng Ninh: Công ty cổ phần xây dựng 205 cùng liên danh trúng gói thầu đầu tư công hơn 355 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 540 triệu đồng
Doanh nghiệp

Quảng Ninh: Công ty cổ phần xây dựng 205 cùng liên danh trúng gói thầu đầu tư công hơn 355 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 540 triệu đồng

Từ năm 2018 đến nay, Công ty cổ phần xây dựng 205 là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đáng chú ý, nhiều gói thầu doanh nghiệp trúng có mức tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về tiến độ thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
Kinh tế

Tinh thần thần tốc như Dự án 500kV mạch 3

Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong cuộc họp về tiến độ thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Với những bài học trước đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu phải tính từ sớm, từ xa để dự phòng vật tư cho dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

AMH
Kinh tế

Miễn 100% phí trước bạ với ô tô điện để thúc đẩy chuyển đổi xanh

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính về việc tiếp tục áp dụng mức lệ phí trước bạ 0% đối với ô tô điện chạy pin vì cho rằng chính sách này góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh; phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước; mang lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Nông dân tham quan cánh đồng mẫu áp dụng mô hình bón phân Phú Mỹ bằng máy bay không người lái ở Long An.
Doanh nghiệp

PVFCCo đưa công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, bên cạnh sản xuất và kinh doanh phân bón, Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) đã tiên phong trong việc đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả. Cụ thể, đó là mô hình dùng máy bay không người lái (drone) bón phân cho những cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Triển khai chương trình 5S không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn là một nét văn hóa đẹp của Petrovietnam
Doanh nghiệp

Petrovietnam chú trọng triển khai thực hành 5S

Vừa qua, Petrovietnam đã xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện chương trình 5S năm 2025 và giai đoạn tiếp theo tại Bộ máy quản lý và điều hành tập đoàn. Trong đó, có 4 phụ lục gồm các nhiệm vụ thực hiện 5S năm 2025, hướng dẫn thực hành 5S, tiêu chuẩn 5S và công cụ đánh giá 5S.

AMH
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước với tinh thần “hành chính phục vụ”

Duy trì tinh thần “hành chính phục vụ”, trong năm 2025, Kho bạc Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thành phần hồ sơ, đơn giản hóa quy trình, thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quy trình nội bộ xử lý hồ sơ thủ tục hành chính…

Ảnh minh họa
Kinh tế

Làm ăn không nghiêm túc sẽ mất thị phần

Xuất khẩu rau quả đầu năm gặp khó khăn do các nước thắt chặt kiểm dịch song theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, diễn biến này không ảnh hưởng đến mục tiêu đạt 8 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, ông khuyến cáo doanh nghiệp, nông dân kịp thời nắm thông tin, tuân thủ quy định kiểm dịch mới, thắt chặt liên kết thu mua để ổn định xuất khẩu, giữ vững thị trường.

Thuế áp dụng với toàn bộ nhôm, thép vào Mỹ là 25% từ 4.3.2025
Kinh tế

Tương lai ngành nhôm, thép trước thách thức mới về thuế

Ngày 4.3 tới đây, Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ nhôm, thép vào thị trường này. Tuy ảnh hưởng trước mắt với ngành nhôm, thép Việt Nam không quá lớn, song về trung và dài hạn, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

AMH
Kinh tế

Nhiều địa phương quyết tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu Chính phủ giao

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế vào sáng 21.2, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao, với giải pháp trọng tâm là: quyết liệt giải ngân đầu tư công và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

PVFCCo và Tập đoàn Stavian ký kết thỏa thuận hợp tác về hóa chất và hạt nhựa
Doanh nghiệp

PVFCCo và Tập đoàn Stavian ký kết thỏa thuận hợp tác về hóa chất và hạt nhựa

Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 21.2, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ, PVFCCo) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian (Tập đoàn Stavian) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm xúc tiến mở rộng hoạt động đầu tư và kinh doanh trong ngành hóa chất và các sản phẩm từ hạt nhựa. Chương trình Lễ ký kết được tổ chức tại trụ sở PHUMY Tower với sự tham gia, ký kết và chứng kiến của Ban Lãnh đạo hai đơn vị.

Masterise Homes hợp tác chiến lược với S&S Christie's International Real Estate phân phối bất động sản hạng sang tại Việt Nam
Bất động sản

Masterise Homes hợp tác chiến lược với S&S Christie's International Real Estate phân phối bất động sản hạng sang tại Việt Nam

Masterise Homes công bố hợp tác chiến lược với S&S Christie’s International Real Estate (S&S CIRE), liên doanh thuộc mạng lưới tiếp thị bất động sản cao cấp toàn cầu mang thương hiệu Christie’s, phân phối danh mục bất động sản giá trị cao do Masterise phát triển tại thị trường Việt Nam.