Truyền thông VMG (ABC): Qua thời đỉnh cao, vốn chủ sở hữu liên tục âm

Cho đến thời điểm cuối quý 3.2022, vốn chủ sở hữu của VMG đang âm 199 tỷ đồng. Thực trạng vốn chủ sở hữu âm cũng diễn ra từ nhiều quý trước đó.

CTCP Truyền thông VMG (mã chứng khoán: ABC) được thành lập từ năm 2006. VMG được biết đến là doanh nghiệp tiên phong rất nhiều lĩnh vực của ngành công nghệ nội dung số ở Việt Nam như kinh doanh dịch vụ SMS cho điện thoại di động, game online, truyền hình trực tuyến, nhạc số…

VMG hiện có vốn điều lệ 204 tỷ đồng, trong cơ cấu cổ đông của VMG, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiếm 28,3% vốn điều lệ. Hai cổ đông lớn còn lại là NTT Docomo (24,5%) và Yellow Star Investment (22,1%). VNPT EPAY là công ty có Truyền thông VMG sở hữu 62,25% vốn điều lệ, chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử.

Truyền thông VMG: Qua thời đỉnh cao, vốn chủ sở hữu liên tục âm -0
VNPT chiếm 28,3% vốn điều lệ tại VMG.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp này từng gặt hái nhiều thành công với các sản phẩm SMS, thanh toán điện tử,...Giai đoạn năm 2010 - 2013, VMG luôn đạt lợi nhuận trăm tỷ mỗi năm. Về sau, hoạt động của VMG ngày càng khó khăn khi dịch vụ SMS thoái trào.

Vào năm 2017, VMG bán lại hơn 62% cổ phần VNPT EPAY cho đối tác Hàn Quốc. Phía doanh nghiệp Hàn Quốc sau đó nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty thanh toán này lên 65%, còn 35% còn lại do VNPT nắm giữ.

Thương vụ trên giúp VMG thu về hơn 500 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với khoản đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, đến năm 2019, VMG bị đối tác khởi kiện ra tòa trọng tài đòi bồi thường hàng trăm tỷ đồng với lý do doanh nghiệp Việt Nam phản ánh không trung thực và chính xác tình hình tài chính của VNPT EPAY. Vì vậy, phía đối tác Hàn Quốc đã đưa ra quyết định chưa chính xác trong việc mua bán cổ phần VNPT EPAY.  

Nguồn cơn của sự việc nêu trên có liên quan đến việc cơ quan điều tra của Bộ Công an xác định, VNPT EPAY là một trong những doanh nghiệp trung gian trong đường dây đánh bạc quy mô “khủng”của Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương.

Theo Bộ Công an, số tiền hơn 9,5 nghìn tỷ thu được qua các cổng thanh toán của đường dây, những doanh nghiệp trung gian thanh toán như VNPT EPAY hưởng gần 260 tỷ đồng. EPAY đã thực hiện nâng khống 49 tờ hóa đơn với tổng giá trị 657 tỷ đồng và bị buộc phải nộp 51 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính vào ngân sách Nhà nước.

Năm 2019, VMG cũng đã phải đặt cọc tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế để thực hiện việc hòa giải liên quan vụ kiện trên. Đồng thời, VMG đã trích lập dự phòng khoản phải trả cho GPS 210 tỷ đồng đến cuối năm 2020. Do khoản trích lập dự phòng nói trên, năm 2020, VMG báo lỗ sau thuế 178 tỷ đồng.

Truyền thông VMG: Qua thời đỉnh cao, vốn chủ sở hữu liên tục âm -0
Diễn biến vốn chủ sở hữu của VMG (Đơn vị tỷ đồng).

Cho đến thời điểm cuối quý 3.2022, tình hình tài chính của VMG khó khăn khi vốn chủ sở hữu đang âm 199 tỷ đồng. Thực trạng vốn chủ sở hữu âm cũng diễn ra từ nhiều quý trước đó.

Chính vì vậy, vào ngày 6.9 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc duy trì hạn chế giao dịch trên sàn UPCoM đối với cổ phiếu ABC của CTCP Truyền thông VMG. Nguyên nhân là do doanh nghiệp này bị âm vốn chủ sở hữu căn cứ theo Báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét. 

HNX cho biết sẽ xem xét đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch sau khi khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.