Trường Đại học Thương mại phát động ủng hộ lũ lụt trong lễ khai giảng

Ngày 11.9, tại Hà Nội, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025. Nhân dịp này, Nhà trường đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào ở những vùng bị ảnh hưởng bởi bão số 3, lũ lụt gây ra.

ĐH TM.jpg

Sáng ngày 11.9, ngành Giáo dục đã phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Trường Đại học Thương mại đã trực tiếp ủng hộ 150 triệu đồng. (Ảnh: PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Chủ tịch Công Đoàn trường ĐH Thương mại trao tiền ủng hộ tới lãnh đạo Bộ GD-ĐT).

Tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng yếu

Phát biểu tại Lễ khai giảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thương mại Bùi Hữu Đức cho biết, trong năm học 2023-2024, Trường Đại học Thương mại đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực hoạt động, tiếp tục khẳng định là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu trong nước và khu vực.

1A6A1621 (1).jpg
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thương mại Bùi Hữu Đức phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Năm học 2024-2025 là năm cuối cùng trong chặng đường 5 năm để khép lại nhiệm kỳ 2020-2025 với quá nhiều những khó khăn và thách thức lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà trường, tuy nhiên Trường Đại học Thương mại đã tạo được rất nhiều những dấu son đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, các nhiệm vụ trọng tâm của một trường đại học, gồm đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Theo PGS.TS Bùi Hữu Đức, để hoàn thành các mục tiêu và tiếp tục vững bước đi lên cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng yếu sau:

Một là, tiếp tục đổi mới và phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận liên ngành, phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm biến động như hiện nay.

Hai là, tiếp tục hành trình chuyển động trong dòng chảy số hóa để vận hành một nhà trường thông minh, hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người học.

1A6A1536 (1).jpg
1A6A1548 (1).jpg
Các tiết mục văn nghệ tại Lễ khai giảng

Ba là, đẩy mạnh hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường công bố quốc tế của đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển.

Bốn là, tiếp tục đổi mới sâu rộng tất cả các hoạt động trong nhà trường để phù hợp với cơ chế tự chủ hiện nay.

Năm là, tổ chức tốt đại hội các chi bộ, tiến tới đại hội Đảng bộ Trường lần thứ 26, tổ chức tốt công tác kiện toàn bộ máy tổ chức và nhân sự gắn với nhiệm kỳ Hội đồng trường và Hiệu trưởng 2025 - 2030.

Dám đam mê, Dám rực rỡ!

Cũng tại Lễ khai giảng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thương mại Bùi Hữu Đức đã khuyên sinh viên thực hiện những chữ "Dám" trong các năm học tại trường.

Đầu tiên là Dámchinh phục đỉnh cao tri thức. Đây là một con đường nhiều chông gai, sinh viên cần có tinh thần dám đối mặt với thử thách, vượt qua những giới hạn của bản thân để đạt được những thành tựu trong tri thức.

Đồng thời, hãy Dám khám phá, dám lắng nghe, và dám học hỏi từ môi trường, bạn bè và thầy cô xung quanh. Đừng giới hạn bản thân trong những trang sách hay bài giảng, mà hãy bước ra ngoài, trải nghiệm thực tế, học từ những người bạn gặp gỡ, và không ngừng tìm tòi những điều mới mẻ. Bởi khi dám học hỏi không ngừng, các em sẽ nắm bắt được những kiến thức tiên tiến nhất để làm cho mình trở nên rực rỡ trong nghề nghiệp bản thân đam mê, theo đuổi trong tương lai.

1A6A1523 (1) (1).jpg
Sinh viên toàn trường tham dự Lễ khai giảng

Thứ hai, Dám đam mê sáng tạo và tạo ra sự khác biệt. Hãy dám nghĩ khác biệt bởi vì chúng ta là cá biệt và Trường Đại học Thương mại trân trọng sự khác biệt đó. Hãy dám mạnh dạn bước ra khỏi những lối mòn quen thuộc và sẵn sàng thử sức với những con đường mới mẻ, độc đáo. Hãy dám tự tin vào những ý tưởng của chính mình, dù chúng có thể không giống ai. Tạo ra sự khác biệt không chỉ là làm điều gì đó mới lạ, mà còn là sự can đảm để chống lại những điều cũ kỹ và mang lại giá trị thực sự.

Một chữ Dám nữa là Dám Đương đầu với mọi thử thách. Thành công không đến từ việc tránh né khó khăn, mà đến từ việc dũng cảm đương đầu với mọi thử thách. Đừng sợ khi gặp phải những trở ngại hay khó khăn trên con đường của mình. Hãy luôn coi “thất bại là mẹ của thành công” và là cơ hội để các em khám phá sức mạnh tiềm ẩn trong bản thân, để học được những bài học quý giá mà không có sách vở nào có thể dạy được. Đặc biệt, hãy luôn tin vào bản thân vì mình chinh phục được điều đó.

Và chữ dám cuối cùng là Dám rực rỡ. Đó chính là tinh thần dám sống với bản sắc riêng của mỗi người. Đó không chỉ là việc dám khác biệt, mà còn là lòng dũng cảm dám bước ra khỏi vùng an toàn, đối mặt với thách thức, và quan trọng là biết biến những khó khăn thành cơ hội để tỏa sáng. Rực rỡ không có nghĩa là phải vượt trội hay nổi bật hơn người khác, mà là biết chấp nhận bản thân, tự tin với những gì mình có và dám thể hiện điều đó trước cộng đồng.

"Dám rực rỡ luôn truyền tải đến tinh thần không sợ thất bại, bởi nó sẽ truyền cho các em thông điệp rằng hành trình trưởng thành và khẳng định bản thân mới là điều quan trọng nhất. Những người dám rực rỡ sẽ truyền cảm hứng cho người khác bằng chính sự chân thành và lòng dũng cảm của mình, giúp tạo ra một xã hội đa dạng và phong phú, nơi mỗi cá nhân đều có thể tự do tỏa sáng theo cách riêng của mình. Khác biệt để trở nên rực rỡ là tinh thần mà Trường Đại học Thương mại muốn sinh viên đón nhận và hiện thực hoá nó", Thầy Bùi Hữu Đức bày tỏ.

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thương mại cũng nhắn gửi đến các tân sinh viên, trong cuộc hành trình này, hãy luôn nhớ rằng các em không bao giờ đi một mình. Các em luôn có sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, sự hướng dẫn của các thầy cô giáo và các thế hệ đi trước.

"Đặc biệt, Trường Đại học Thương mại luôn bên cạnh sinh viên. Hãy nuôi dưỡng đam mê, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, và hãy xây dựng mối quan hệ đáng giá trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở TMU", PGS.TS Bùi Hữu Đức nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Lễ khai giảng, Trường Đại học Thương mại đã cấp học bổng trị giá 10 triệu đồng cho 18 sinh viên Khóa 60 là thủ khoa các ngành đào tạo của trường. Nhà trường cũng vui mừng đón nhận nhiều suất học bổng ý nghĩa đến từ các nhà tài trợ trao tặng cho sinh viên của trường.

1A6A1676 (1) (1).jpg
Trường Đại học Thương Mại trao tặng học bổng cho 18 sinh viên xuất sắc
1A6A1732 (1) (1) (1).jpg
1A6A1678 (1).jpg
Trường Đại học Thương mại nhận học bổng từ các doanh nghiệp trao tặng cho sinh viên
1A6A1738 (1) (1).jpg
Lãnh đạo Nhà trường chụp ảnh cùng các đơn vị doanh nghiệp

Cũng ngay tại Lễ khai giảng, Trường Đại học Thương mại đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào ở những vùng bị ảnh hưởng bởi bão số 3, lũ lụt gây ra.

Giáo dục

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp
Chính trị

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp

Chiều 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trẻ em. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024
Giáo dục

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 diễn ra từ ngày 1.10 đến ngày 7.10. Trong thời gian này, Hà Nội sẽ tổ chức hội sách để giới thiệu sách mới; hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đổi mới thư viện trường học, phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng...

 Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường
Giáo dục

Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường

Sáng 30.9, báo Tiền Phong phối hợp Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) tổ chức lễ phát động Chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” với sự tham gia của 1.500 học sinh 3 trường học gồm: THCS Cầu Giấy, THCS - THPT Nguyễn Siêu, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và đại diện hàng chục trường học trên toàn thành phố. 

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Giáo dục

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Ngày 27.9, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Tòa nhà Trung tâm điều hành - Khu trung tâm ĐHQGHN thuộc Dự án “Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQGHN”. Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?
Giáo dục

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.