Tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và công tác tuyển sinh

Chiều 29.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và công tác tuyển sinh”.

Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì tọa đàm.

“Tọa đàm là dịp đặc biệt để các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học, nhất là những người công tác trong ngành giáo dục, bằng trí tuệ và tâm huyết của mình, cùng nhau thảo luận, đề xuất những giải pháp, kiến nghị sát thực, khả thi nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và tuyển sinh trong giai đoạn tới”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.

Tọa đàm tập trung bàn giải pháp cho 3 vấn đề của giáo dục đang được dư luận quan tâm, bao gồm: nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật; tuyển sinh đại học, cao đẳng.

z5879432953809_5556b5877ed69d8d9a568a523f6617ef.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Nghĩa Đức

Tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo tiến sĩ

Tính đến năm 2022, cả nước có 196 cơ sở đào tạo được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có 157 cơ sở giáo dục đại học và 39 viện nghiên cứu, trường của tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang và trường của bộ, ngành.

Qua giám sát cho thấy, hệ thống chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ từng bước được hoàn thiện, đã quy định tương đối toàn diện, đầy đủ những vấn đề cốt lõi trong hoạt động đào tạo tiến sĩ, tiệm cận với chuẩn mực của khu vực và thế giới, phát huy quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch của các cơ sở đào tạo tiến sĩ.

Tuy nhiên, một số quy định về đào tạo tiến sĩ chưa sát thực tế, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện, cần nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với một số đơn vị, lĩnh vực đặc thù. Chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ tiến sĩ chưa đầy đủ, hoàn thiện; chưa có chính sách để ưu tiên, khuyến khích, phát triển các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quy trình tổ chức, quản lý và việc tuân thủ quy chế đào tạo tiến sĩ của một số cơ sở còn bất cập; có nơi để xảy ra sai phạm, chậm được phát hiện và xử lý. Đánh giá chất lượng luận án tiến sĩ còn bất cập, không đồng đều trong hệ thống. Một số đề tài, luận án tiến sĩ có hàm lượng khoa học chưa tương xứng với bậc đào tạo trình độ tiến sĩ nhưng vẫn được chấp nhận thông qua, tạo ra những ý kiến lo ngại, bức xúc trong dư luận xã hội…

z5879448497796_8440581912627ec48603dfc4a3e9474a.jpg
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy báo cáo về tình hình đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và công tác tuyển sinh. Ảnh: Nghĩa Đức

Để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới mục tiêu chất lượng; quán triệt quan điểm đào tạo tiến sĩ là đào tạo nhân lực chất lượng cao, cần đặc biệt coi trọng chất lượng; từng bước phát triển quy mô, cơ cấu đào tạo một cách hợp lý; gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế, tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng. Nâng cao chất lượng đầu vào, nâng cao tiêu chuẩn và kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu ra. Thực hiện tốt các chính sách thu hút, phát triển đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên có năng lực.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng quy mô đào tạo tiến sĩ, nhất là ở các ngành công nghệ cao, công nghệ cốt lõi. Có chính sách khuyến khích hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, mũi nhọn… Đặc biệt, cần có cơ chế hỗ trợ nghiên cứu sinh để họ chuyên tâm toàn thời gian nghiên cứu.

z5879448558479_0bd31d0bc22b72823623beedd7e09ca5.jpg
GS.TS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, góp ý, nên có kinh phí cho nhóm nghiên cứu sinh mạnh. Ảnh: Nghĩa Đức

Hoàn thiện các quy định về đào tạo luật

Đào tạo luật là một yếu tố then chốt trong việc phát triển hệ thống pháp lý. Việc bảo đảm chất lượng đào tạo luật góp phần quan trọng vào phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Hệ giáo dục đại học Việt Nam hình thành 2 mô hình cơ sở đào tạo luật: các cơ sở đào tạo chuyên về luật, chiếm gần 30% sinh viên của toàn bộ hệ thống; các khoa, bộ môn của trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô tuyển sinh trung bình hoặc nhỏ.

So sánh và nhận xét về mô hình đào tạo đào luật của Việt Nam và một số nước cho thấy, ở Việt Nam chưa xem đào tạo luật như là những ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù cần được kiểm soát chất lượng như các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe cũng như mô hình đào tạo luật của một số nước tiên tiến; bắt đầu đào tạo luật từ bậc cử nhân với thời gian đào tạo ngắn chỉ từ 3,5 - 4 năm từ người tốt nghiệp trung học phổ thông.

NTH_5570.jpg
Ông Nguyễn Đỗ Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Tư pháp, phân tích thực trạng và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tư pháp. Ảnh: Trần Hiệp

Chương trình đào tạo luật chưa chú trọng nhiều đến khía cạnh thực hành; quy trình cấp phép hành nghề chưa được chuẩn hóa một cách hệ thống và đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của ngành nghề. Việc phân tách giữa cơ sở đào tạo luật cấp văn bằng cử nhân (do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý) và cơ sở đào tạo nghề luật (do bộ chuyên ngành quản lý) dẫn tới thiếu sự thống nhất và liên thông trong đào tạo luật.

Đội ngũ giảng viên còn hạn chế về số lượng, chuyên môn và nghiên cứu khoa học; nhiều giảng viên có nền tảng học thuật tốt nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong ngành luật, ảnh hưởng đến khả năng truyền đạt các kỹ năng thực hành cho sinh viên.

Về sản phẩm đầu ra, so sánh giữa các đơn vị chuyên ngành luật và sử dụng nhân sự ngành luật thì các đơn vị chỉ sử dụng nhân sự ngành luật có mức hài lòng cao hơn ở tất cả các tiêu chí so với các đơn vị chuyên ngành…

NTH_5743.jpg
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, góp ý giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo luật. Ảnh: Trần Hiệp

Để nâng cao chất lượng đào tạo luật, theo các chuyên gia, trước hết, cần hoàn thiện các quy định về đào tạo luật, bao gồm quy định về mở ngành đào tạo luật; chuẩn cơ sở giáo dục đại học; chuẩn chương trình đào tạo khối ngành pháp luật.

Tăng cường các điều kiện bảo đảm để đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo luật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học, trong đó có các cơ sở đại học có đào tạo ngành luật để chủ động phát triển về quy mô, cơ cấu đào tạo.

Nâng cao chất lượng đào tạo luật từ phía cơ sở đào tạo, trong đó đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn; đồng thời tăng các môn học kỹ năng và thực hành.

Tập trung đầu tư nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo cử nhân luật: nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết bị giảng dạy; tăng cường sử dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên và khuyến khích giảng viên tham gia các hoạt động thực tiễn.

Tuyển sinh bảo đảm chất lượng và công bằng

Luật Giáo dục đại học 2012 đã trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh trên cơ sở quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tự chủ đại học đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong tuyển sinh, thu hút sinh viên giỏi, tạo thuận lợi cho cơ sở giáo dục đại học chủ động trong việc xây dựng đề án, tổ chức thực hiện tuyển sinh phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.

Việc tuyển sinh hiện được thực hiện theo 3 hình thức: xét tuyển, thi tuyển, kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển và do cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định. Trong đó, phương thức xét tuyển bằng học bạ, bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng vẫn là những phương thức xét tuyển chủ yếu của nhiều trường.

Tuy nhiên, việc có quá nhiều phương thức tuyển sinh (hơn 20 phương thức hiện đang được áp dụng) nhưng chưa có căn cứ khoa học hợp lý trong phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức tuyển sinh khiến thí sinh gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Do thiếu căn cứ rõ ràng trong xác định chỉ tiêu giữa các phương thức tuyển sinh ở nhiều cơ sở giáo dục đại học nên nhiều trường đã dành nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển sớm, ít chỉ tiêu cho xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông; sử dụng phương thức tuyển sinh sớm thông qua xét học bạ, xét bằng điểm đánh giá năng lực, xét bằng điểm đánh giá tư duy... khi học sinh chưa hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông (chưa có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông).

z5879448673426_fca3e4d9f810b8944b1c3534b9037a4a.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Nghĩa Đức

Tình trạng này dẫn tới hệ quả một số trường có điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp rất cao, có những ngành/trường thí sinh đạt 29 - 30 điểm vẫn rớt nguyện vọng 1; chưa bảo đảm sự khách quan, công bằng cho các thí sinh, làm mất cơ hội của thí sinh để được vào trường đại học tốt, nhất là học trò vùng sâu, xa không có điều kiện tham gia các kỳ thi riêng và giữa các cơ sở đào tạo; không dự báo được lượng thí sinh ảo; xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh trong công tác tuyển sinh giữa các trường đại học, cơ sở giáo dục được tuyển chọn chất lượng thí sinh tốt nhất.

NTH_5804.jpg
Theo Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Quốc Chính, cần phải tăng độ tin cậy và độ phân hóa của các kỳ thi để làm căn cứ tuyển sinh vào đại học, cao đẳng. Ảnh: Trần Hiệp

Việc nhiều trường đại học tổ chức xét tuyển sớm và công bố thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm cũng tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở; đặc biệt, việc sử dụng duy nhất điểm học bạ của học sinh để xét tuyển sinh sớm thời gian gần đây khiến dư luận băn khoăn, lo ngại về chất lượng thực sự của thí sinh đăng ký.

Các chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2025 trở đi, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bảo đảm chất lượng và công bằng; xem xét sửa quy chế, điều chỉnh quy định về xét tuyển, theo đó các trường phải thực hiện đối sánh kỹ lưỡng để xây dựng được chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển phù hợp, đảm bảo quyền được lựa chọn của thí sinh, công bằng và chất lượng trong tuyển sinh.

NTH_5470.jpg
Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: Trần Hiệp

Chính phủ cũng cần chỉ đạo rà soát, đánh giá, ban hành hướng dẫn quy định chung đối với việc tuyển sinh dành cho đối tượng; các cơ sở giáo dục đại học căn cứ tiêu chí chung đó xây dựng, ban hành quy chế tuyển sinh riêng của mình. Trong đó, các trường được tự chủ về tuyển sinh nhưng tự chủ trong khuôn khổ, hướng dẫn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện quyền tự chủ trong giáo dục đại học, mở ngành, tuyển sinh và đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Với tư cách là người thụ hưởng từ tọa đàm này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cảm ơn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng như các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và công tác tuyển sinh. Đây là những vấn đề lớn, cần có các giải pháp mang tính tổng thể, song Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, “con người là vấn đề chúng tôi quan tâm nhất, cần có cơ chế, chính sách xứng đáng đối với đội ngũ người thầy”.

Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 2024).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tiếp tục lan tỏa phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tiếp tục lan tỏa phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Trong chương trình công tác tại tỉnh Hòa Bình dự Lễ khởi công xây dựng công trình đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, trưa 29.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra thực hiện phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em
Thời sự Quốc hội

Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, giải quyết những kiến nghị, đề xuất của Quốc hội trẻ em

Lời Tòa soạn: Sáng nay, tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai năm 2024, gửi gắm nhiều kỳ vọng và thông điệp quan trọng về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ.

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ
Chính trị

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30.9 đến ngày 7.10.2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 năm 2024
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai năm 2024

Sáng nay, 29.9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức. 

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung
Chính trị

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung

Tối 28.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai

Kết luận Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 5 bài học trong công tác dự báo, cảnh báo, lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện để làm tốt hơn khi xảy ra tình huống thiên tai phức tạp sau này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục

Thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, phải rà soát, thống kê cụ thể số lượng đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp mà Chính phủ, địa phương chưa đề nghị thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, quan trọng là chất lượng, không vì số lượng theo quy định mà bỏ qua quy trình, thủ tục, hồ sơ không đầy đủ.

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng
Theo dòng sự kiện

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng

Ngày 28.9, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính ban đầu trên 81.503 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3

Sáng 28.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 26 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra.