Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường

Sáng 30.9, báo Tiền Phong phối hợp Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) tổ chức lễ phát động Chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” với sự tham gia của 1.500 học sinh 3 trường học gồm: THCS Cầu Giấy, THCS - THPT Nguyễn Siêu, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và đại diện hàng chục trường học trên toàn thành phố. 

Chương trình nhằm kêu gọi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục, thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh trên cả nước chung tay hỗ trợ học sinh, trẻ em mồi côi sau bão số 3; đồng thời hỗ trợ các trường học hư hại sau bão có thêm phần kinh phí khắc phục cơ sở vật chất, tái thiết trường lớp.

Chương trình có sự tham gia của 1.500 học sinh 3 trường học gồm: THCS Cầu Giấy, THCS - THPT Nguyễn Siêu, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và đại diện các trường học khác trên toàn thành phố

Chương trình có sự tham gia của 1.500 học sinh 3 trường học gồm: THCS Cầu Giấy, THCS - THPT Nguyễn Siêu, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và đại diện các trường học khác trên toàn thành phố

z5881137484654_0a5b9fc906592102a4034f3f34d8c197.jpg
Các đại biểu dành 1 phút mặc niệm những người đã khuất trong cơn bão Yagi

Tại chương trình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS số 1 Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai Phạm Đức Vinh cho biết, cơn bão số 3 đi qua đã làm tổn thất nhiều trường học tại tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo Yên nói riêng. Cơn bão đã tàn phá cơ sở vật chất của các trường học, tuy vậy những thiệt hại này có thể khắc phục trong một sớm một chiều. Riêng thiệt hại về tinh thần và nỗi đau người ở lại vẫn còn mãi.

z5881137402320_3ed57b637e191a099476507c726cca5e.jpg
Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS số 1 Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai Phạm Đức Vinh chia sẻ về thiệt hại do bão số 3 để lại

Trong trận thiên tai này, Trường Tiểu học & THCS số 1 Phúc Khánh có 66 người dân và phụ huynh học sinh đã mất tích và thiệt mạng. Nhà trường có 13 học sinh vĩnh viễn không thể quay lại trường học, 7 học sinh đang điều trị tại các bệnh viện tỉnh, Trung ương.

Cũng theo vị Hiệu trưởng này, sau khi cơn bão đi qua, nhận thấy nhiều học sinh bỗng chốc trở thành trẻ mồ côi, không có nhà ở, Trường Tiểu học & THCS số 1 Phúc Khánh lập tức trao đổi với chính quyền địa phương huy động toàn bộ các em ở nội trú để thuận tiện cho việc học tập. Nhà trường sử dụng các phòng chức năng làm nơi nghỉ cho học sinh; các thầy cô giáo có nhiệm vụ trông và nuôi dạy các em.

Em Hoàng Anh Quân, học sinh lớp 8 Trường Tiểu học & THCS số 1 Phúc Khánh đã mất bố và ngôi nhà của mình trong cơn bão vừa qua. Theo lời kể của nam sinh, sáng hôm đó, nghe thấy tiếng nổ to, bố dặn mẹ và hai anh em Quân ở yên tại chỗ, còn mình ra sau nhà xem.

z5881343873342_9217f8135987a785d856812047a810e2.jpg
Em Hoàng Anh Quân, học sinh lớp 8 Trường Tiểu học & THCS số 1 Phúc Khánh, Bảo Yên mồ côi cha sau trận bão quét

Một lúc sau, đất đá ập xuống, bụi bay mù mịt, ba mẹ con dắt tay nhau chạy, chỉ kịp hô "Bố ơi chạy đi". Nhưng khi ngoảnh lại thì hình bóng bố và ngôi nhà từng ở đã bị đất đá vùi lấp.

"Đến nay đã 20 ngày rồi gia đình vẫn chưa tìm được thi thể bố. Em ước bố sẽ quay trở lại để cả nhà được đoàn tụ", Quân nức nở.

Chia sẻ về ước mơ của mình, giọng Quân nghẹn lại: "Em ước sau này trở thành thầy giáo để dạy dỗ và bảo vệ học sinh".

z5881053490193_00841ab62ecf1bac7f8a8902aba0efb2.jpg
Khoảnh khắc nghẹn ngào của em Hoàng Anh Quân khi kể lại câu chuyện

Trước sự mất mát của Hoàng Anh Quân, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi đã trao tặng em sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu đồng. Đây là học sinh mồ côi đầu tiên nhận hỗ trợ của chương trình.

z5881235602764_439b8b9aa8821e29a56797da880890f7.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cùng BTC đã trao tặng học sinh Hoàng Anh Quân sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu đồng

Nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức trăn trở, sự mất mát, đau thương của đồng bào trong thiên tai khiến mỗi người chúng ta đều cảm thấy nhói lòng. Nhiều phận người bỗng chốc trắng tay khi cơn bão quét qua, bao nhiêu gia đình đã trắng khăn tang, bao nhiêu đứa trẻ mãi mãi không còn hơi ấm của cha mẹ. Và còn đó câu hỏi day dứt: Rồi cuộc đời các em sẽ trôi về đâu khi mất mát, tang thương bất ngờ ập đến?

z5881053624806_449ac412a4d4ace7cd04b320af94be7b.jpg
Nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức chương trình

“Giữa những ngày vất vả mà kiên cường, đau thương mà ấm áp tình người, Báo Tiền Phong luôn sát cánh cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước để có tin tức chính xác, nóng hổi nhất về những gì mà bà con tại những mảnh đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của siêu bão Yagi phải trải qua. Hơn thế nữa, chúng tôi mong muốn được sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh không may mắn để thêm nhiều người dân có được manh áo ấm, bữa cơm no, nơi lưu trú an toàn”, Nhà báo Phùng Công Sưởng nói.

z5881341386497_0f1b6da84ec63947b28e622605732307.jpg
z5881341399607_84c5d4db16f9fa169dd37f595b7c7abc.jpg
Cô và trò xúc động trước các câu chuyện đau thương trong thiên tai

Trong khuôn khổ lễ phát động, Ban tổ chức đã lập tức nhận được nhiều sự ủng hộ, bao gồm: 14.000 thẻ bảo hiểm tai nạn cá nhân cho học sinh vùng cao trị giá 300 triệu đồng; Quỹ Tâm Tài Việt trao số tiền 500 triệu đồng ủng hộ cho 5 trường học để mua sắm trang thiết bị dạy học tại tỉnh Lào Cai; các phòng GD-ĐT, các trường học ủng hộ số tiền hơn 1,1 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, Ban Tổ chức sẽ dành số tiền quyên góp được trong chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em đến trường” cộng với số tiền gần 2 tỷ đồng còn lại của chương trình “Chung tay khắc phục hậu quả bão Yagi” (cũng do báo Tiền Phong phát động từ ngày 11.9.2024) để lập sổ tiết kiệm cho học sinh mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3.

Ngoài ra, chương trình cũng tặng 14.000 thẻ bảo hiểm tai nạn cho học sinh các tỉnh miền núi, tặng trang thiết bị cho các trường học bị ảnh hưởng sau bão lũ để tái thiết trường lớp.

Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
Giáo dục

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng. Tuy nhiên, về quy định thang điểm chung và dành 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm đang gây nhiều ý kiến tranh cãi đồng tình và không đồng tình.