Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp

Chiều 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trẻ em. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2024 ngành đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm đúng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

z5886063756123-069b735616080b1c70c3913fa2308aef-7545.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Nghĩa Đức

Cụ thể, công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đổi mới; Quy mô mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp từng bước được tinh gọn; Công tác tuyển sinh có cải thiện với nhiều giải pháp, thu kết quả tích cực.

Chỉ số chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam được cải thiện (tăng 8 bậc, vượt chỉ tiêu đề ra 5 bậc). Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được quan tâm. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được triển khai hiệu quả.

z5886063756119-76f20b5d248f63b86a9498e504179412-8115.jpg
Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chiều 1.10. Ảnh: Nghĩa Đức

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiến nghị Quốc hội ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là ở nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; đưa vào chương trình giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở các địa phương...

Chính phủ ưu tiên bố trí kinh phí cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và các Chương trình mục tiêu quốc gia...

Các bộ, ngành ưu tiên phát triển giáo dục nghề nghiệp, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần thực hiện đột phá chiến lược, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

z5886063756075-a3de484e1f65b3ef1722eff1e1a81c7d-3314.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Nghĩa Đức

Cùng với việc ghi nhận kết quả, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chia sẻ với khó khăn trong triển khai nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Để phát triển giáo dục nghề nghiệp năm 2025, Thường trực Ủy ban đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp: Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức đánh giá, tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014 - 2024) để đề xuất chỉnh sửa vào thời điểm thích hợp.

z5886063756073-8493aba17f35adca2d0e874270b98e83-3073.jpg
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Thị Việt Hương chỉ ra những kết quả đạt được của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thời gian qua. Ảnh: Nghĩa Đức

Thời gian tới, cần tăng cường sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai hình thành các trung tâm quốc gia về giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao theo vùng kinh tế.

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo...

Phát biểu kết thúc cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, trong bối cảnh yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, tay nghề cao, việc quan tâm phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng.

Tuy nhiên, muốn giáo dục nghề nghiệp đạt kết quả tốt, cần thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng phát triển giáo dục nghề nghiệp để có phương hướng, giải pháp kịp thời, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

"Hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải được chăm chút, đầu tư và tiếp tục đổi mới, tính đến đặc thù", Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh lưu ý.

Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ

Theo đặc phái viên TTXVN, sau khi kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ từ ngày 30.9 - 1.10, chiều 1.10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulan Bator, đi thăm cấp Nhà nước tới Ireland theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins.

Đề nghị tăng nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Chính trị

Đề nghị tăng nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Sáng 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Nội vụ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về thực hiện nhiệm vụ năm 2024, dự kiến chương trình công tác năm 2025; chi ngân sách nhà nước năm 2025, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 trong các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và thanh niên.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể và Tổng Giám đốc VOV trao cho các tác phẩm đạt giải nhì
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 1.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và 5 cơ quan báo chí của Trung ương gồm: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thể chế hóa chủ trương, chính sách về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì

Sáng 1.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chủ trì Hội nghị góp ý kiến đối với Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước”.

Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí về hoạt động Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Thời sự Quốc hội

Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí về hoạt động Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Ngày 1.10, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí về hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường dự và chỉ đạo.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới

Lời Tòa soạn:Sau 40 năm Đổi mới đã mở ra một kỷ nguyên phát triển và hội nhập đầy cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức cho đất nước ta. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030, cấp bách đòi hỏi Đảng ta cần kíp lựa chọn đột phá đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mà Dân tộc giao phó và Nhân dân ủy thác. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề “Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay”.

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ
Chính trị

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30.9-1.10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Dashzegviin Amarbayasgalan và Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang

Ngày 30.9, tại tỉnh Tiền Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì cuộc làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang về việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024.

Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang tiếp xúc cử tri quận Hải An
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang tiếp xúc cử tri quận Hải An

Chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 30.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng Trần Lưu Quang cùng Đoàn ĐBQH thành phố đã tổ chức TXCT quận Hải An với hình thức trực tiếp tại điểm cầu chính (UBND quận Hải An) và trực tuyến tại 9 điểm cầu phường với khoảng 700 cử tri trên địa bàn huyện.