Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 diễn ra từ ngày 1.10 đến ngày 7.10. Trong thời gian này, Hà Nội sẽ tổ chức hội sách để giới thiệu sách mới; hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đổi mới thư viện trường học, phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng...

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 có Chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, diễn ra từ 1.10 - 7.10.

Tuần lễ nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời.

Đây là một trong những vấn đề mang ý nghĩa chiến lược quốc gia trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhân tố quyết định của sự phát triển bền vững và thành công.

Điểm nhấn trong tuần lễ tại Hà Nội là tổ chức các hội sách để giới thiệu sách mới, tạo không gian giao lưu giữa tác giả và độc giả; thành lập các câu lạc bộ đọc sách báo theo chủ đề, độ tuổi, giúp mọi người cùng nhau đọc và chia sẻ cảm nhận.

Bên cạnh đó tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện dựa trên sách báo để kích thích sự sáng tạo và yêu thích đọc sách báo; tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng...

Trong tuần lễ này, thủ đô sẽ huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, tủ sách, sách cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các trường, điểm trường vùng khó khăn; huy động cha mẹ học sinh tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh.

Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tận dụng các nguồn học liệu, tài liệu tham khảo, thông tin ngoài sách giáo khoa, giáo trình để nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh, sinh viên đọc các tài liệu in và tài liệu kỹ thuật số, rèn luyện năng lực tự học, năng lực học tập suốt đời.

Ngoài ra, đa dạng hóa các dịch vụ thư viện; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động tại các địa phương, nhất là ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện, chú trọng luân chuyển từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đến các trường học, đồn biên phòng, trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học...

UBND Thành phố Hà Nội giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Hà Nội và các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các hoạt động trong tuần lễ; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả hưởng ứng tuần lễ tại địa phương.

Giao Sở Văn hoá và Thể Thao tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa… góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Ngày 30.9, Quận Đống Đa là đơn vị đầu tiên của Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024; kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam 2,10.1996 - 2.10.2024.

Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng cho biết, các hoạt động của tuần lễ tổ chức theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, kết hợp với trực tuyến, nhằm lan tỏa thông điệp và đưa chủ đề của tuần lễ vào cuộc sống một cách thiết thực.

Bên cạnh đó, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số, xã hội số; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động học tập suốt đời.

Năm học 2023-2024, toàn quận Đống Đa có hơn 38.500 học sinh đạt thành tích cao trong học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và rèn luyện; khoảng hơn 650 người lớn học tập, lao động sáng tạo, "Công dân học tập" và cán bộ, hội viên khuyến học tâm huyết tiêu biểu... được khen thưởng; số tiền chi thưởng ước tính gần 20 tỷ đồng.

Hội Khuyến học quận Đống Đa luôn không ngừng đổi mới các hoạt động, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập. Theo báo cáo, các mô hình: "Gia đình học tập" chiếm 62,53%; "Dòng họ học tập" chiếm 74,%; "Cộng đồng học tập" chiếm 74,73%; "Đơn vị học tập" chiếm 85,7%; công dân học tập chiếm 31,5%, vượt chỉ tiêu đề ra.

Giáo dục

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp
Chính trị

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp

Chiều 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trẻ em. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

 Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường
Giáo dục

Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường

Sáng 30.9, báo Tiền Phong phối hợp Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) tổ chức lễ phát động Chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” với sự tham gia của 1.500 học sinh 3 trường học gồm: THCS Cầu Giấy, THCS - THPT Nguyễn Siêu, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và đại diện hàng chục trường học trên toàn thành phố. 

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Giáo dục

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Ngày 27.9, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Tòa nhà Trung tâm điều hành - Khu trung tâm ĐHQGHN thuộc Dự án “Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQGHN”. Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?
Giáo dục

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.