Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II và Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường ký kết thỏa thuận hợp tác

Ngày 30.9, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (Trường A) và Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường (Viện B) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng phối hợp triển khai các chương trình, dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên.

Mục tiêu chung của thỏa thuận là hai bên cùng nhau hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực giáo dục và môi trường.

b2.jpg
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II và Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Đức Kiên

Theo đó, các hoạt động hợp tác chính bao gồm: Tổ chức các sự kiện, hoạt động hướng nghiệp và định hướng giáo dục cho học sinh, sinh viên và phụ huynh; phát triển các dự án phổ cập kiến thức định hướng giáo dục và kiến thức/kỹ năng hướng nghiệp.

Bên cạnh đó, tư vấn, hỗ trợ xây dựng và phát triển các chương trình, dự án hướng nghiệp và khởi nghiệp; cung cấp đội ngũ chuyên gia để thực hiện các chương trình đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng và tư duy khởi nghiệp; hợp tác trong lĩnh vực thương mại, chuyển giao ứng dụng và phát triển thị trường khoa học công nghệ.

Về tổ chức thực hiện, Trường Cao đẳng kỹ nghệ II giao cho Khoa Bảo hộ Lao động và Môi trường làm đầu mối tham mưu triển khai biên bản thỏa thuận hợp tác này. Đồng thời, chịu trách nhiệm bố chí nhân sự phối hợp cùng bên B bàn bạc, tổ chức thực hiện các chương trình/dự án hướng nghiệp và định hướng giáo dục; kết nối và mời các chuyên gia trong lĩnh vực hướng nghiệp và định hướng giáo dục tham gia đồng hành cùng các chương trình/dự án của hai bên.

Viện Khoa học giáo dục và Môi trường giao cho Văn phòng làm đầu mối, triển khai biên bản hợp tác này. Theo đó, kết nối các tổ chức, doanh nghiệp đồng hành cùng dự án, nhằm hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và khởi nghiệp dành cho cộng đồng học sinh, sinh viên.

b3.jpg
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II và Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Đức Kiên

Nội dung và lộ trình triển khai từng hoạt động sẽ được thực hiện theo kế hoạch được hai bên phê duyệt. Việc triển khai cụ thể đối với từng nội dung hợp tác chi tiết sẽ được các bên thảo luận thống nhất trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, các bên sẽ tổ chức họp giao ban định kỳ 1 quý/lần; hàng quý tổ chức rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng thực hiện Biên bản thỏa thuận hợp tác trong quý tiếp theo.

Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và tổ chức khoa học công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hỗ trợ phát triển năng lực khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Giáo dục

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp
Chính trị

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp

Chiều 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trẻ em. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024
Giáo dục

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 diễn ra từ ngày 1.10 đến ngày 7.10. Trong thời gian này, Hà Nội sẽ tổ chức hội sách để giới thiệu sách mới; hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đổi mới thư viện trường học, phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng...

 Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường
Giáo dục

Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường

Sáng 30.9, báo Tiền Phong phối hợp Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) tổ chức lễ phát động Chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” với sự tham gia của 1.500 học sinh 3 trường học gồm: THCS Cầu Giấy, THCS - THPT Nguyễn Siêu, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và đại diện hàng chục trường học trên toàn thành phố. 

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Giáo dục

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Ngày 27.9, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Tòa nhà Trung tâm điều hành - Khu trung tâm ĐHQGHN thuộc Dự án “Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQGHN”. Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?
Giáo dục

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.