TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất ưu đãi cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật

Để nâng cao chất lượng hoạt động, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đề xuất bổ sung công việc chăm sóc và giáo dục người khuyết tật tại cơ sở giáo dục vào danh sách “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại” để tăng thêm chế độ, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên.

z5881010624689_69134a7cf1cda2e000ad25bac076da7a(1).jpg
Giờ học Tin học của học sinh khiếm thị tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh, năm học 2023-2024, toàn thành phố có 39 đơn vị giáo dục đặc biệt. Trong đó, có 20 đơn vị công lập (gồm 3 trung tâm và 17 trường chuyên biệt) và 19 đơn vị ngoài công lập (gồm 15 trung tâm và 4 trường chuyên biệt).

Thành phố có 700 cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác tại các trung tâm và trường chuyên biệt; hơn 10.000 học sinh học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và THPT.

Dù phần lớn các đơn vị nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của lãnh đạo các cấp trong công tác chuyên môn cũng như chăm lo đội ngũ, song vẫn còn nhiều đơn vị có diện tích phòng học nhỏ hẹp, không có sân chơi hoặc sân quá nhỏ, hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện cho học sinh.

Nhiều trường chưa có phòng tâm vận động gây khó khăn trong việc trị liệu tâm vận động cho trẻ khuyết tật; chưa có bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh dành cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học. Việc in sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 còn khó khăn do không có kinh phí. Ngoài ra, do nhân sự không đủ nên các nhân sự thực hiện nhiều công việc, ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả công tác chung của đơn vị.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục đặc biệt, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng chương trình hướng nghiệp và giáo dục giới tính cho học sinh khuyết tật thần kinh, học sinh chậm phát triển trí tuệ, đồng thời xây dựng bộ công cụ giáo dục kỹ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh chậm phát triển trí tuệ.

Đặc biệt, đề xuất bổ sung công việc chăm sóc và giáo dục người khuyết tật tại cơ sở giáo dục vào danh sách “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại” để tăng thêm chế độ, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng hoạt động, đại diện Sở GD-ĐT cho rằng, các đơn vị giáo dục đặc biệt cũng cần chủ động hơn trong việc tham mưu, đề xuất hỗ trợ trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách Nhà nước; nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên dạy học sinh hòa nhập ở các trường phổ thông.

Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
Giáo dục

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng. Tuy nhiên, về quy định thang điểm chung và dành 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm đang gây nhiều ý kiến tranh cãi đồng tình và không đồng tình.