- Xử lý thế nào với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do Công ty Giáo dục IDP Việt Nam đã tổ chức thi, cấp khi chưa được cấp phép?
- TP. Hồ Chí Minh: Công ty Giáo dục IDP Việt Nam cấp hơn 56.000 chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép
- Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS chưa được cấp phép: Cần đảm bảo quyền lợi cho tất cả người học!
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) số 17/KL-TTr về Trường ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh (gọi tắt: Nhà trường) về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong quản lý, triển khai các đề tài khoa học, công nghệ; quản lý đầu tư xây dựng và công tác cán bộ. Niên độ thanh tra từ 1.1.2020 đến 15.6.2023.
Không thực hiện đúng chỉ đạo của cấp trên
Theo KLTT, Quyết định số 85/QĐ-BXD ngày 25.1.2018 của Bộ Xây dựng về quy định chứng năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Nhà trường, trong đó không có Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng thực nghiệm Kiến trúc và Xây dựng (Trung tâm Kiến trúc và Xây dựng). Do đó, từ ngày 25.1.2018 đến thời điểm thanh tra (tháng 9.2023), Trường chưa thực hiện việc giải thể Trung tâm Kiến trúc xây dựng, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường, Hội đồng trường chậm ban hành quy chế tổ chức và hoạt động 10 năm 2 tháng (kể từ khi Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 có hiệu lực ngày 1.1.2013 đến ngày 1.3.2023), vi phạm khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13.
Nội dung Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường được Hội đồng trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/NQ-HĐT ngày 1.3.2023 còn vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 46 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, điểm d khoản 2 Điều 16 Luật số 34/2018/QH14 ngày 19.11.2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Đối với việc quản lý cán bộ thuộc diện Bộ Xây dựng quản lý cũng có nhiều vi phạm. Cụ thể: Nhà trường tổ chức lấy phiếu và đưa ra khỏi danh sách quy hoạch cán bộ quản lý đối với 5 trường hợp đã được Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch là thực hiện không đúng quy định tại bước 1, mục 1, phần II, Phụ lục 1A Quy định số 16-QĐ/BCSĐ ngày 30.3.2022 của Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng.
Hội đồng trường xin chủ trương bổ nhiệm phó hiệu trưởng, trong đó nêu rõ tên nhân sự đề xuất bổ nhiệm là vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 46 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Việc quản lý cán bộ thuộc diện Nhà trường quản lý cũng có nhiều tồn tại như: không có hồ sơ quy hoạch cán bộ đối với các chức danh trưởng, phó phòng và tương đương được quy hoạch, bổ sung quy hoạch các năm 2020, 2021, 2023; trong giai đoạn thanh tra, Nhà trường không ban hành tiêu chuẩn chức danh trưởng, phó phòng và tương đương cho các đơn vị trực thuộc; không ban hành quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức danh; không có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Ban Giám hiệu (hoặc Hiệu trưởng) làm cơ sở thực hiện công tác cán bộ đối với 7 trường hợp bổ nhiệm mới và một trường hợp điều động bổ nhiệm…
Việc thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Xây dựng, KLTT cho biết, đến hết thời hạn là ngày 20.9.2022, Hiệu trưởng không phân công một thành viên Ban Giám hiệu phụ trách đầu tư xây dựng cơ bản để trực tiếp đôn đốc các dự án đầu tư công theo chỉ đạo của Bộ trưởng và không báo cáo Bộ trưởng kết quả tổ chức phân công theo yêu cầu tại mục 3 phần II Thông báo số 158/TB-BXD của Bộ Xây dựng.
Đến hết thời hạn là quý II.2022, Hội đồng trường và Hiệu trưởng không hoàn thành công tác cán bộ theo yêu cầu tại mục 1.1 của Thông báo số 36/TB-BXD của Bộ Xây dựng, trong đó có việc rà soát, kiện toàn Ban Giám hiệu và bổ sung số lượng cấp phó.
Thiếu sót trongtriển khai đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ
Đối với công tác quản lý triển khai các đề tài, nhiệm vụ khoa học, công nghệ (NVKHCN), KLTT cũng chỉ ra nhiều hạn chế. Cụ thể, đối với đề tài cấp Nhà nước “Phát triển phương pháp không lưới để phân tích ứng xử cơ học của tấm vật liệu cơ tính biến thiên tựa trên nền đàn hồi”, Nhà trường không đánh giá, nghiệm thu đối với kết quả thực hiện NVKHCN theo Hợp đồng giao việc số 162/HĐ-NCKH ngày 22.7.2019. Điều này vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13.
Đối với đề tài cấp Bộ, Nhà trường không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng KHCN đã ký kết đối với Đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo đại học theo hướng ứng dụng thực nghiệm” theo Hợp đồng số 11/HĐKHCN&MT ngày 12.4.2012, để chậm 8 năm 7 tháng; Đề tài “Xây dựng mô hình quy hoạch xây dựng đô thị theo phương pháp thu gom - Điều chỉnh đất cho các đô thị trực thuộc vùng tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” theo Hợp đồng số 63/HĐKHCN ngày 2.7.2018, để chậm 1 năm 5 tháng.
Đối với đề tài cấp trường, việc phê duyệt kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học đối với 5 đề tài theo Quyết định số 1036/QĐ-ĐHKT ngày 1.11.2022 của Nhà trường: không có nội dung về thuyết minh, phương thức khoán theo từng nội dung nghiên cứu gắn với các kết quả, sản phẩm cụ thể của từng đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ được duyệt.
KLTT cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của Nhà trường trong việc triển khai 2 dự án: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở tại Đà Lạt và Cần Thơ; Dự án tại Đà Lạt nghiệm thu sai, dẫn đến thanh toán sai tăng số tiền trên 50,5 triệu đồng. Dự án tại Cần Thơ nghiệm thu khối lượng các công việc khi không có hồ sơ thiết kế được phê duyệt theo quy định dẫn đến chủ đầu tư đã đã xác nhận giá trị công việc sai tăng hơn 294 triệu đồng.
Thanh tra Bộ Xây dựng đã yêu cầu Nhà trường khẩn trương rà soát toàn bộ hồ sơ các vấn đề liên quan, khắc phục triệt để những tồn tại, thiếu sót; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của Nhà trường do để xảy ra những tồn tại, vi phạm như KLTT đã nêu.