Triển lãm "Họa - Thơ đi sứ"

Từ những bài thơ đi sứ của các nhà ngoại giao trong lịch sử, Phạm Nam Phương (sinh năm 2006) đã thực hiện triển lãm "Họa - Thơ đi sứ", nhằm góp phần giữ gìn và lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Trong di sản thơ chữ Hán của dân tộc, các tập thơ lấy đề tài từ lĩnh vực ngoại giao chiếm số lượng đáng kể. Trên đường đi sứ, các sứ giả đã mục kích tận mắt bao cảnh sơn thủy kỳ thú và danh thắng hữu tình, chứng kiến bao nhiêu số phận con người... Thơ của họ, vì vậy, ngoài giá trị nghệ thuật còn phản ánh hoạt động quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc.

Thơ sứ đa dạng về đề tài, cảm hứng và bút pháp nghệ thuật, đã góp phần làm cho nền văn học nước nhà thêm nhiều sắc màu.

Triển lãm Họa - Thơ đi sứ -0
Tranh họa bài thơ "Tuyết nê" của tác giả Ngô Thời Vị

Các tác giả như Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Đình Sách, Nguyễn Danh Dự, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Mậu Áng, Nguyễn Kiều, Nguyễn Tông Quai, Đinh Nho Hoàn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Oánh, Đoàn Nguyễn Thục, Hồ Sĩ Đống, Đoàn Nguyễn Tuấn, Ngô Thì Nhậm, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Gia Cát, Ngô Thì Vị, Nguyễn Du, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh, Bùi Quỹ, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Địch Cát, Phan Thanh Giản… đều để lại những tác phẩm giá trị.

Phạm Nam Phương cho biết, các bức tranh xuất phát từ việc tìm hiểu nền văn hóa dân tộc, cảm nhận tình cảm của cha ông qua tuyển tập “Thơ đi sứ” do các tác giả Phạm Thiều, Đào Phương Bình thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm chủ biên, NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 1993.

Triển lãm Họa - Thơ đi sứ -0
Họa bài thơ "Đáp phong thành cống sinh Nhân Quang Hy" của tác giả Đặng Đình Tướng

50 bức tranh màu nước trong triển lãm Họa - Thơ đi sứ chủ yếu thể hiện lại tâm sự của các sứ thần trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nỗi nhớ quê hương hay tâm trạng ngổn ngang trên hành trình viễn xứ. Đặc biệt, hình ảnh người phụ nữ ở nhiều góc độ, nhiều tâm trạng xuất hiện trong nhiều tác phẩm.

Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn, người quan sát và động viên Nam Phương theo đuổi đề tài này cho biết, thông qua các tác phẩm thơ ca của các nhân vật nổi tiếng, Nam Phương đã cảm thụ và họa lại bằng hình ảnh, với nét bút chững chạc và khá chuyên nghiệp.

Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 21 - 24.10. Theo đại diện gia đình tác giả Nam Phương, toàn bộ số tiền bán tranh Họa - Thơ đi sứ trong và sau triển lãm sẽ được dành cho hoạt động từ thiện, giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.