Tổng thống Biden được cho là đang "cân nhắc thấu đáo" khả năng rút lui

Một nguồn tin cho biết Tổng thống Joe Biden đang "suy nghĩ thấu đáo" về việc có rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử của đảng Dân chủ hay không, sau khi phải đối mặt với sự phản kháng ngày càng tăng từ những quan chức cấp cao trong chính đảng của ông, những người thúc giục ông từ chức để tránh thất bại trong cuộc đua cũng như gây tổn hại đến lợi ích của đảng.

Ông Biden đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ những nhân vật có ảnh hưởng trong đảng của mình để từ bỏ vị trí đứng đầu sau màn tranh luận không thành công với cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa hồi tháng 6, làm dấy lên lo ngại về tuổi tác và khả năng giành chiến thắng của ông vào tháng 11.

Tổng thống Biden được cho là đang "cân nhắc thấu đáo" khả năng rút lui ảnh 1

Tổng thống đã phản đối mạnh mẽ những lời kêu gọi đó, lập luận rằng ông đã giành được hàng triệu phiếu bầu trong các cuộc bầu cử sơ bộ trong vài tháng qua và là sự lựa chọn của cử tri Dân chủ. Mới đây nhất là vào 16.7, ông đã tuyên bố "100% là sẽ tham gia" cuộc đua năm 2024.

Tuy nhiên, trong ngày 18.7, rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có một trợ lý của đảng Dân chủ tại Hạ viện, cho biết tình hình dường như đã trở nên tồi tệ đối với tổng thống sau khi các nhà lập pháp, bao gồm cả lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện đều thúc giục ông rút lui khỏi cuộc đua. "Có vẻ như đây chỉ là vấn đề thời gian, chứ không phải liệu có hay không", người phụ tá cho biết. 

"Ông ấy đang cân nhắc một cách thấu đáo, tôi biết chắc điều đó", một trong những nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết. "Ông ấy đang suy nghĩ về điều này rất nghiêm túc".

Cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nằm trong số những người đã nói với ông rằng ông không thể giành chiến thắng vào tháng 11, theo một nguồn tin Nhà Trắng.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries và Thượng viện Chuck Schumer đã nói trực tiếp với ông Biden rằng, nếu ông không rút lui, ông không chỉ để mất Nhà Trắng mà còn gây nguy hiểm cho nỗ lực giành lại Hạ viện của họ, theo nhiều hãng tin đưa tin.

Thượng nghị sĩ Jon Tester, người đang phải đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử đầy thách thức tại Montana năm nay, hôm 18.7 đã trở thành đảng viên Dân chủ thứ 21 tại Quốc hội và là thượng nghị sĩ thứ hai công khai kêu gọi Biden bỏ cuộc.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Coons, một đồng minh thân cận của Biden, đã nói với CNN vào 18.7 rằng Biden sẽ "nghỉ ngơi và suy ngẫm" vào cuối tuần này trong khi hồi phục sau Covid-19. Ông Coons tiết lộ rằng, ông Biden đã yêu cầu cung cấp thông tin về dữ liệu thăm dò ý kiến ​​và cân nhắc nghiêm túc ý kiến ​​đóng góp của những người mà ông tin tưởng và ngưỡng mộ.

Biden đang dưỡng bệnh tại nhà riêng ở Rehoboth Beach, Delaware. Ông không có sự kiện công khai nào kể từ ngày 18.7 sau khi kết thúc chuyến vận động đến tiểu bang Nevada vào 17.7. Chiến dịch tranh cử của Biden đang tập trung vào ba trong số bảy tiểu bang chiến trường sau cuộc tranh luận, một con đường hẹp dẫn đến chiến thắng. Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy 4 trong 7 tiểu bang cạnh tranh nhất đang ngày càng xa tầm với của Biden. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của Trump cho biết họ tin rằng hiện đang cạnh tranh ở các tiểu bang thiên về Dân chủ bao gồm Minnesota, New Hampshire và Virginia.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John Hickenlooper của Colorado cho biết ông tin rằng Biden đang hướng tới quyết định xem có nên tiếp tục cuộc đua giành chức tổng thống hay không và sẽ lựa chọn điều có lợi cho đất nước. "Ông ấy đã làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ... Tôi nghĩ ông ấy sẽ tiếp tục làm như vậy", Thượng nghị sĩ Dân chủ Hoa Kỳ John Hickenlooper nói với Reuters.

Tờ Washington Post đưa tin, bản thân cựu Tổng thống Barack Obama đã nói với các đồng minh rằng ông tin rằng ông Biden, người đã giữ vị trí cấp phó của ông trong 8 năm, nên "nghiêm túc xem xét tính khả thi của vị trí ứng cử viên".

Thế giới 24h

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.