Tiểu ban Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước tổ chức Phiên họp thứ Nhất

Chiều 15.6, tại Nhà Quốc hội, Tiểu ban Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước của Ủy ban Pháp luật đã tổ chức Phiên họp thứ Nhất. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Tiểu ban Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước Nguyễn Phương Thủy chủ trì phiên họp.

Ngày 30.3.2022, Ủy ban Pháp luật ban hành Nghị quyết số 658/NQ-UBPL15 về việc thành lập các Tiểu ban của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trong đó có Tiểu ban pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Theo Nghị quyết, Tiểu ban pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 6 của Quy chế làm việc của Ủy ban Pháp luật ban hành kèm theo Nghị quyết số 441/NQ-UBPL15 ngày 31.12.2021 của Ủy ban Pháp luật theo lĩnh vực phụ trách chính gồm: nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề về tổ chức Quốc hội; tổ chức Chính phủ; tổ chức chính quyền địa phương; bầu cử; trưng cầu ý dân; thực hiện dân chủ ở cơ sở; Thủ đô; việc thành lập, giải thể, nhập, chia, sắp xếp, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Tiểu ban Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước Nguyễn Phương Thủy chủ trì phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Tiểu ban Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước Nguyễn Phương Thủy chủ trì phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Tiểu ban Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước Nguyễn Phương Thủy nêu rõ, theo Nghị quyết của Thường trực Ủy ban Pháp luật, Tiểu ban Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước gồm 18 thành viên, trong đó có 1 Trưởng Tiểu ban, 2 Phó Trưởng Tiểu ban. 

Căn cứ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, năm 2023, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05.11.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 và Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022, đối chiếu với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Tiểu ban đã dự kiến kế hoạch triển khai một số hoạt động trong thời gian tới.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Cụ thể, tổ chức một số cuộc khảo sát, nghiên cứu về một số nội dung thuộc dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Ba để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tư (tháng 10.2022). Nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến phục vụ công tác thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về: dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị theo Tờ trình số 492/TTr-CP ngày 30.10.2021 của Chính phủ; các Tờ trình và Đề án của Chính phủ về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sắp xếp đơn vị hành chính theo yêu cầu quản lý và đề nghị của địa phương. Tham gia ý kiến về nội dung Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021”…

Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.