Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công đoàn, với 443/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội.

Người lao động là công dân nước ngoài được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở

Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương, 37 Điều, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam; quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động đối với Công đoàn; bảo đảm hoạt động của Công đoàn; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.

thi-thanh-a3-lh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Luật này áp dụng đối với công đoàn các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp); tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Luật quy định người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở. Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Những hành vi bị nghiêm cấm quy định trong luật, đó là cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn. Phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn. Sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn. Không bảo đảm các điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật. Không đóng kinh phí công đoàn; chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định…

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025.

Tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%

Trước đó, trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn về điều kiện gia nhập công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài.

Các đại biểu bấm nút biểu quyết. Ảnh: Lâm Hiển
Các đại biểu bấm nút biểu quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, Khoản 5, Điều 4 quy định “Cán bộ công đoàn là công dân Việt Nam được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn”, bao gồm cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách. Đối với người lao động là công dân nước ngoài khi gia nhập Công đoàn thì không được ứng cử, nhận đề cử làm cán bộ công đoàn và chỉ hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở. Khoản 7 Điều 10 cũng quy định cấm “Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân”. Khoản 3, Điều 5 quy định “Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Vì vậy, các điều kiện tự nguyện, tán thành tôn chỉ, mục đích của Công đoàn hay thời gian cư trú tại Việt Nam... sẽ được quy định cụ thể tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam và do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn cụ thể. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

ket-qua-a2-7371.jpg
Kết quả thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Về giám sát của Công đoàn (Điều 16), tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, để các quy định của dự thảo Luật rõ ràng, mạch lạc dễ hiểu, dễ thực hiện và tránh việc hiểu giám sát của Công đoàn như giám sát mang tính quyền lực nhà nước, đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật (trong đó có Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu hơn tại Điều 16 ở khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 và điểm e khoản 7.

Bên cạnh đó, Luật tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%, cùng với đó, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn; sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ chi của tài chính công đoàn; bổ sung quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn sau khi thống nhất với Chính phủ…

Thời sự Quốc hội

Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, với 449/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,74% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc; Ủy ban Pháp luật tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 29; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp Đoàn đại biểu Liên bang Nga; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thuý tiếp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cách mạng Thể chế Mexico.

Quang cảnh cuộc gặp
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội

Chiều 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Pháp Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội và Nhóm NSHN Việt Nam - Pháp, Phân ban Việt Nam trong APF.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, với 455/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi), với 450/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở
Thời sự Quốc hội

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng
Thời sự Quốc hội

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng

Thảo luận tại Hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 trong phiên họp sáng nay, 26.11, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng; tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo và liên tục có những cảnh báo về hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm để người dân được biết…

Quang cảnh buổi tiếp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc

Sáng 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nước CHND Trung Hoa do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bí thư Thành ủy Urumqi Trương Trụ làm Trưởng đoàn.

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân
Thời sự Quốc hội

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới.

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ
Thời sự Quốc hội

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ

Trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, thông qua việc xem xét báo cáo kết quả thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH ghi nhận để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Qua đó đã củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước; thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đối với cử tri và Nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đọc báo cáo Thẩm tra
Thời sự Quốc hội

Nhận diện đầy đủ, dự báo đúng tình hình, có giải pháp đột phá phòng, chống tham nhũng hiệu quả

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung
Thời sự Quốc hội

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe và thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.