Ủy ban Pháp luật tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 29

Chiều tối 26.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 29.

Tham dự có: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh; Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc; các thành viên Ủy ban Pháp luật; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; đại diện các bộ, ngành liên quan.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, để chuẩn bị nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 29 (lần 2) để thẩm tra 2 nội dung quan trọng.

z6071659168971-84de3900f1653b262115b64768a33d7d.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp

Cụ thể, tại phiên họp, Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra: Tờ trình và Đề án của Chính phủ về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình; đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung một số dự án luật, dự thảo nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Sẽ thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2025, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, đối với cấp huyện, nhập nguyên trạng huyện Hoa Lư vào thành phố Ninh Bình để thành lập thành phố Hoa Lư. Đối với cấp xã, sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 22 đơn vị thuộc diện sắp xếp, 10 đơn vị liền kề và 2 đơn vị thành lập phường trên cơ sở nguyên trạng 2 xã để hình thành 16 đơn vị hành chính cấp xã mới (7 xã, 4 phường, 5 thị trấn).

Có 12 xã/34 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng không thực hiện sắp xếp do có các yếu tố đặc thù quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

z6071659222486-3689bdeca6b5bb5fb9e2049da2a40b85.jpg
Quang cảnh phiên họp

Sau sắp xếp, Ninh Bình giảm một huyện và 18 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 18 xã và 1 thị trấn, tăng 1 phường).

Các thành viên Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.

Đối với thành phố Hoa Lư hình thành sau sắp xếp, các ý kiến nhận thấy, thành phố Hoa Lư hình thành sau sắp xếp đã đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Nghị quyết số 1211 và Nghị quyết số 35.

z6071667701205-953e3972b888b577db2ebfc96741c4da.jpg
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long phát biểu

Về tiêu chuẩn về phân loại đô thị, thành phố Hoa Lư chưa được đánh giá, phân loại đô thị phù hợp với tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh theo quy định.

Theo Đề án, Chính phủ và chính quyền tỉnh Ninh Bình đề nghị áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết số 50 và cam kết sẽ hoàn thành việc phân loại đô thị đối với thành phố Hoa Lư trước ngày 31.12.2024.

Tuy nhiên, vẫn còn 2 tiêu chuẩn chưa đạt điểm tối thiểu, số lượng tiêu chuẩn áp dụng yếu tố đặc thù là khá nhiều. Do đó, một số ý kiến đề nghị Chính phủ, chính quyền tỉnh Ninh Bình có biện pháp huy động các nguồn lực, tập trung đầu tư, khắc phục các tiêu chuẩn còn ở mức thấp, nâng cấp chất lượng đô thị để xứng tầm đô thị di sản và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế, điểm đến thân thiện và hấp dẫn.

Bảo đảm thực hiện đúng định hướng đổi mới tư duy lập pháp

Trình bày Tờ trình về đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung một số dự án luật, dự thảo Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nêu rõ, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025) theo quy trình một kỳ họp đối với: dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười (tháng 10.2025) đối với: dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; dự án Luật Báo chí (sửa đổi); dự án Luật Luật sư (sửa đổi).

img-4563.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu

Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết và sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Báo chí, Luật Luật sư, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cũng cho rằng, các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cơ bản phù hợp với dự kiến định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật trong dự thảo Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả, do đó, cơ bản tán thành các nhóm chính sách như đã nêu trong Tờ trình.

z6071659169018-2b87d9839cbaccff15d5bd49174ef8d6.jpg
ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) phát biểu tại phiên họp

Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm một số nội dung, bảo đảm thực hiện đúng định hướng đổi mới tư duy lập pháp theo chỉ đạo mới đây của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; đồng thời tiếp tục rà soát kỹ các đề xuất liên quan đến nguồn nhân lực để bảo đảm phù hợp Nghị quyết số 18-NQ/TW và yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” của tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đối với dự án Luật Luật sư (sửa đổi), có ý kiến đề nghị lùi một kỳ họp so với đề nghị của Chính phủ, theo đó, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Mười và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười một.

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc; Ủy ban Pháp luật tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 29; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp Đoàn đại biểu Liên bang Nga; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thuý tiếp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cách mạng Thể chế Mexico.

Quang cảnh cuộc gặp
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội

Chiều 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Pháp Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội và Nhóm NSHN Việt Nam - Pháp, Phân ban Việt Nam trong APF.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, với 455/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi), với 450/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở
Thời sự Quốc hội

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng
Thời sự Quốc hội

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng

Thảo luận tại Hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 trong phiên họp sáng nay, 26.11, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng; tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo và liên tục có những cảnh báo về hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm để người dân được biết…

Quang cảnh buổi tiếp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc

Sáng 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nước CHND Trung Hoa do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bí thư Thành ủy Urumqi Trương Trụ làm Trưởng đoàn.

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân
Thời sự Quốc hội

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới.

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ
Thời sự Quốc hội

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ

Trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, thông qua việc xem xét báo cáo kết quả thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH ghi nhận để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Qua đó đã củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước; thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đối với cử tri và Nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đọc báo cáo Thẩm tra
Thời sự Quốc hội

Nhận diện đầy đủ, dự báo đúng tình hình, có giải pháp đột phá phòng, chống tham nhũng hiệu quả

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung
Thời sự Quốc hội

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe và thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.