Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri:

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

qh26011-5003.jpg
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Ảnh: Hồ Long

Số văn bản trả lời kiến nghị của cử tri chủ yếu mang tính cung cấp thông tin

Các đại biểu Quốc hội ghi nhận, việc giải quyết kiến nghị của cử tri ngày càng được Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền, các Bộ, ngành, quan tâm chú trọng, góp phần tạo niềm tin của cử tri và Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

Khẳng định nỗ lực và tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong thực hiện trách nhiệm này, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho biết, từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, Quốc hội không ngừng đổi mới, nâng cao công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Quốc hội. Điển hình là việc Quốc hội dành thời gian thảo luận về kết quả giám sát nội dung này và cử tri cũng rất hào hứng theo dõi.

Từ thực tiễn của Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết, trong một kỳ tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thường trả lời, phản hồi khoảng trên dưới 20 văn bản của khoảng trên dưới 10 bộ, ngành trả lời kiến nghị của cử tri. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cũng vẫn còn băn khoăn khi thực tế số lượng văn bản trả lời của các bộ, ngành Trung ương gửi đến địa phương mới chủ yếu để cung cấp thông tin, giải trình; số văn bản phản ánh việc giải quyết vấn đề lại rất ít.

g1.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nêu dẫn chứng số liệu trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết, có 2.112/2.160 kiến nghị được trả lời, tức là chiếm 97,7%, đây là con số rất ấn tượng. Tuy nhiên, số văn bản nhằm cung cấp thông tin là 1.609 văn bản, chiếm 79%, còn số kiến nghị của cử tri được nghiên cứu, xem xét giải quyết chỉ được 151 ý kiến, chiếm 7,2%.

“Như vậy là không đáp ứng được mong muốn của cử tri, vì cử tri không chỉ cần sự trả lời, giải trình mà điều quan trọng là thay đổi thực tiễn và những vấn đề đang bức xúc như thế nào để giúp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nói.

Thực tiễn cho thấy, việc trả lời kiến nghị của cử tri giữa hai kỳ họp Quốc hội là rất khó do thời gian quá ngắn và quy trình trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri cũng cần đầy đủ các bước trình tự. Hơn nữa, nhiều vấn đề mà cử tri kiến nghị không phải từng bộ, ngành nào cũng có thể giải quyết được. Chia sẻ với khó khăn của các bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri, đại biểu Mai Thị Phương Hoa cũng đề nghị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu, bảo đảm công tác trả lời kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức. Qua đó, góp phần tăng cường vai trò, trách nhiệm của Quốc hội, của bộ, ngành Trung ương, đáp ứng mong đợi của cử tri và Nhân dân.

Quy định rõ trách nhiệm xử lý vi phạm với cơ quan chậm trễ hoặc không thực hiện kiến nghị giám sát

Quan tâm đến kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) nhấn mạnh, giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Thực tiễn hoạt động cũng cho thấy, công tác này là kênh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, củng cố lòng tin của Nhân dân vào các cơ quan dân cử.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thẳng thắn nhận diện 8 hạn chế, bất cập, trong đó có 3 bất cập, hạn chế về việc thực hiện tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và 5 bất cập, hạn chế trong việc thực hiện kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giải quyết trả lời của các cơ quan có thẩm quyền đối với đơn thư do các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến.

g2.jpg
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng, bên cạnh những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra trong các báo cáo, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn tồn tại một số bất cập khác. Đó là, quy trình phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân chưa được quy định cụ thể dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc chậm trễ xử lý.

Trích dẫn báo cáo của Thanh tra Chính phủ, đại biểu Thạch Phước Bình nêu rõ, có tới 17% vụ việc kéo dài hơn 6 tháng mà không có kết quả. Một số cơ quan chưa thực sự coi trọng các văn bản giám sát, kiến nghị của các Đoàn Đại biểu Quốc hội dẫn đến tình trạng chưa giải quyết thiếu dứt điểm, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm, như đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng.

Đại biểu Thạch Phước Bình cũng cho biết, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội chủ yếu thực hiện vai trò chuyển đơn thư và giám sát, không có quyền trực tiếp xử lý. Điều này gây khó khăn trong việc bảo đảm quyền lợi của cử tri và công dân. Theo Báo cáo của Ban Dân nguyện, có khoảng 30% đơn thư sau khi chuyển tiếp chưa được giải quyết hoặc trả lời không đúng hạn làm giảm hiệu quả xử lý.

Một tồn tại, hạn chế khác trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được đại biểu Thạch Phước Bình nêu ra là số lượng buổi tiếp công dân của Đoàn Đại biểu Quốc hội còn hạn chế, đặc biệt tại những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê, có đến 60% khiếu nại từ người dân ở khu vực nông thôn và miền núi liên quan đến đất đai nhưng tỷ lệ tiếp dân trực tiếp tại những khu vực này chỉ đạt khoảng 35%. Một số vụ việc phức tạp chưa được tiếp nhận, giải quyết kịp thời dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

Mặt khác, quy trình chuyển đơn qua nhiều cấp và các cơ quan khác nhau làm kéo dài thời gian giải quyết, gây bức xúc trong dư luận. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có khoảng 25% số đơn thư khiếu nại chuyển tiếp qua nhiều cơ quan nhưng không được giải quyết dứt điểm, đặc biệt là trong các lĩnh vực đất đai, chính sách xã hội.

Đại biểu Thạch Phước Bình cũng cho rằng, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được công khai đầy đủ, gây khó khăn cho người dân trong việc theo dõi tiến độ và đánh giá chất lượng xử lý. Nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm nhưng kết quả không được thông báo rõ ràng, tạo cảm giác thiếu trách nhiệm trong cử tri.

Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định rõ ràng về cơ chế phối hợp giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan hành pháp, tư pháp trong việc tiếp nhận, xử lý và giám sát khiếu nại, tố cáo; xây dựng quy trình chuẩn trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và giám sát các vụ việc khiếu nại, tố cáo, bảo đảm trách nhiệm và thời hạn cụ thể cho từng cơ quan.

Đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề nghị, sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo nhằm tăng cường quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, đặc biệt trong các vụ việc phức tạp.

Cụ thể, cần quy định rõ trách nhiệm xử lý vi phạm đối với các cơ quan chậm trễ, né tránh hoặc không thực hiện kiến nghị giám sát. Xem xét bổ sung vào Điều 30 về giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Điều 31 về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trong sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế Tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội theo Nghị quyết số 334 nội dung là Ban Dân nguyện giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát công tác tiếp công dân; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Đồng thời, nghiên cứu, xem xét, thống nhất thành lập Phòng Thông tin dân nguyện tại tất cả các Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh theo Nghị quyết số 1004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm thống nhất công tác này tại Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương trên cả nước.

Thời sự Quốc hội

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao
Chính trị

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 2.4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực (visa) cởi mở, đột phá, trong đó có “visa nhân tài” để thu hút đối tượng là người gốc Việt và người nước ngoài có trình độ cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia

Chiều 2.4 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO - một trung tâm giáo dục miễn phí giúp thanh thiếu niên tự học và nâng cao trình độ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên

Chiều 2.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng tại Khánh Hòa
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng

Ngày 2.4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty cổ phần phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ đã tổ chức Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng.

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ

Nhân dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, chiều ngày 2.4, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Hùng, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà lưu niệm cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tham quan Bảo tàng lịch sử Quốc gia Armenia

Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc Armenia anh hùng.

Phát huy tối đa thế mạnh, khai thác hiệu quả dư địa, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Armenia
Chính trị

Phát huy tối đa thế mạnh, khai thác hiệu quả dư địa, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Armenia

Tiếp tục chương trình Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Armenia diễn ra sáng nay, 2.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Việt Nam, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, các doanh nghiệp hai nước đã chia sẻ, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh và các lĩnh vực hai bên có thể tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia. Ảnh: L. Giang
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam và Armenia cùng nhau biến tiềm năng thành những kết quả thực chất, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc

Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định pháp luật để các doanh nghiệp Armenia hợp tác đầu tư kinh doanh thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam. Việt Nam mong muốn Chính phủ Armenia cũng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh thành công tại Armenia. Khẳng định điều này tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia diễn ra sáng nay, 2.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hợp tác kinh tế không chỉ là câu chuyện của lợi ích kinh doanh, mà còn là sợi dây gắn kết nhân dân hai nước, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị Việt Nam - Armenia; với sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ và sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng nhau biến tiềm năng thành những kết quả thực chất, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Sáng nay, 2.4 (theo giờ địa phương), mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia do Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Cộng hòa Armenia, Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.

Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Sáng 2.4, tại Quảng trường 2 Tháng 4 (TP. Nha Trang), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (rạng sáng ngày 2.4 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025), ngày 1.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã đến thăm, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh. Ông từng là thuyền trưởng Tàu 41, chỉ huy con tàu thực hiện 12 chuyến vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Bỉ trên tất cả các lĩnh vực

Nhấn mạnh chuyến thăm của Nhà vua Bỉ là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ song phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều nay, 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4 theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao
Chính trị

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao

Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự báo trong giai đoạn tới, nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ phải liên tục cập nhật kỹ năng và thích ứng với yêu cầu mới. Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2045 với các mục tiêu cụ thể...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc họp - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tập trung tham mưu, phục vụ Kỳ họp thứ Chín và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kết luận cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và Quý II năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tập trung chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng.