Hội nghị triển khai Chương trình giám sát năm 2023:

Tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức tham gia giám sát với Quốc hội

Tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát năm 2023 sáng nay, 27.9, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giám sát những tháng cuối năm 2022 và triển khai chương trình giám sát năm 2023.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, công tác phối hợp giám sát của MTTQ Việt Nam với Quốc hội Khóa XV có nhiều đổi mới, tạo hiệu quả tích cực trong hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp trong thực hiện ngay trong quá trình tổ chức giám sát và sau giám sát.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phối hợp triển khai các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri còn một số hạn chế nhất định. Công tác phối hợp trong hoạt động giám sát giữa MTTQ Việt Nam và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được chặt chẽ, thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa được như mong muốn do cùng một nội dung phải họp nhiều từ tổ, đoàn, các ủy ban… nên việc tham gia các cuộc giám sát tại các địa phương do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức của đại diện Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chưa được đầy đủ, thường xuyên; việc mời đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia các hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chưa nhiều.

Tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức tham gia giám sát với Quốc hội -0
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu

MTTQ Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ tham gia các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộinhững tháng cuối năm 2022; tham gia ý kiến vào các báo cáo giám sát và Nghị quyết sau giám sát 4 chuyên đề giám sát năm 2022.

Tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức tham gia giám sát với Quốc hội năm 2023; tham gia góp ý và dự thảo các kế hoạch giám sát; cử đại diện tham gia các hoạt động giám sát theo Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời tham gia đóng góp ý kiến trong việc hoàn thiện các báo cáo giám sát trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là đối với 4 hoạt động giám sát chuyên đề năm 2023 đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định.

Đó là, Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

“Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. 

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.

Tiếp tục đổi mới, tăng cường sự phối hợp thường xuyên trong việc xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi các Kỳ họp thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV; giám sát, đôn đốc các cơ quan, tổ chức giải quyết kịp thời các kiến nghị của cử tri và Nhân dân; phối hợp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; phối hợp tổ chức đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15.6.2017 (Nghị quyết liên tịch số 403) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam;nghiên cứu và đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hộixem xét sửa đổi Nghị quyết liên tịch số 403để hoàn thiện các quy định và thực hiện các biện pháp đổi mới việctiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

Thời sự Quốc hội

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm

Việc quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ tối thiểu 3 năm là dài đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường. Do vậy, cần xem xét rút ngắn xuống còn 2 năm.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình, bước đi phù hợp với quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc quy định các sàn thương mại điện tử kê khai thuế thay các cá nhân trên sàn này khiến các sàn thương mại điện tử tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân công thực hiện. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp và lộ trình bước đi phù hợp khi quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sửa đổi Luật phải theo hướng phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra và giám sát.

Thảo luận tổ 15 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tăng phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm và năng lực thực hiện

Thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) chiều 29.10, nhiều ĐBQH nêu rõ, việc tăng cường phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cũng như năng lực quyết định nguồn lực thực hiện của các cấp trong chủ trương đầu tư.

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”

Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận Tổ chiều 29.10, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn chi đầu tư công, chi thường xuyên) cho hoạt động đầu tư công, vì sử dụng nguồn chi thường xuyên cho nhiệm vụ này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác từ nguồn chi này của cơ quan, đơn vị.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tập trung sửa đổi những vấn đề thực sự vướng mắc, cấp thiết

Cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 29.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sửa đổi cần gắn với đổi mới công tác giám sát của cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương, giám sát ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung báo cáo đánh giá tác động, làm rõ chính sách nào đặc thù, vượt trội

Tham gia thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và Quảng Ngãi), các đại biểu cho rằng, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) mới được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Với thời gian gấp, phạm vi sửa đổi lớn, Chính phủ mới chỉ lấy ý kiến các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, chưa lấy ý kiến HĐND là đối tượng chịu tác động lớn của dự án Luật, thì việc trình Quốc hội thông qua theo quy trình tại một kỳ họp là rất gấp.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại phiên họp tổ chiều 29.10
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền phải xét khả năng thực hiện, không để phát sinh khó khăn mới

Bày tỏ nhất trí việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), song các đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền. “Chúng ta giao 1 tấn mà khả năng thực hiện chỉ được 500 kg thôi thì cũng lại có thể phát sinh những khó khăn, tồn tại mới. Do đó, phải tiếp tục rà soát để bảo đảm yên tâm hơn và đặc biệt là bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện". 

Phân cấp, phân quyền mạnh hơn, rõ hơn cho địa phương
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền mạnh hơn, rõ hơn cho địa phương

Chiều 29.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Tránh thất thu thuế từ các giao dịch thương mại điện tử
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thu thuế từ các giao dịch thương mại điện tử

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) sáng 29.10, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định rõ trong dự thảo Luật về các trường hợp cung cấp hàng hóa cho các khách hàng nước ngoài được áp dụng thuế suất 0%; đồng thời, không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ thông qua các sàn thương mại điện tử nhằm tránh thất thu thuế, bảo đảm công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ của Quốc hội chiều 29.10
Thời sự Quốc hội

Thay vì cấm, nên tăng cường các biện pháp giám sát hợp lý

Chiều nay, 29.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk.

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận sáng 29.10 - ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Áp dụng thuế suất 5% giúp bình ổn thị trường phân bón trong nước

Thảo luận tại hội trường sáng 29.10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Quy định này sẽ góp phần tạo sự bền vững và ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Sáng 29.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.