Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Chiều 15.1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

c1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình năm 2025

Trình bày Tờ trình của Chính phủ đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, rà soát các nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 5.11.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, trong tháng 10.2024, Chính phủ đã thảo luận, thông qua đề nghị xây dựng một số dự án luật, dự thảo nghị quyết và đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 như sau: Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình một kỳ họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2.2025): Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), cùng thời điểm Quốc hội xem xét, thông qua Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi).

c2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025): Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười (tháng 10.2025): dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Điều chỉnh thời gian trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) từ Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025) sang Chương trình trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín (tháng 2.2025), đồng thời với việc xem xét, thông qua các dự án luật, nghị quyết liên quan việc tổ chức, sắp xếp bộ máy để bảo đảm thống nhất về thẩm quyền xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật với thẩm quyền của các chủ thể tại các luật về tổ chức.

bo-truong-bo-tu-phap-nguyen-hai-ninh.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình của Chính phủ đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Ảnh: Hồ Long

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về đề nghị bổ sung dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trên cơ sở hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật đã được chuẩn bị, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười (tháng 10.2025).

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết điều chỉnh tiến độ một dự án luật, bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình năm 2025.

Về hồ sơ đề nghị bổ sung các luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhận thấy, hồ sơ đề nghị cơ bản đáp ứng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm của pháp luật; đồng thời, đề nghị tiếp tục hoàn thiện một số tài liệu như được nêu trong Báo cáo thẩm tra đầy đủ.

chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-hoang-thanh-tung-1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; tính thống nhất với hệ thống pháp luật và tính khả thi, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội nhận thấy, các chính sách được đề xuất tại đề nghị bổ sung 6 luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng.

Bên cạnh đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan; bảo đảm nguyên tắc luật không quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các Bộ, không luật hóa những vấn đề chưa ổn định do các quan hệ kinh tế - xã hội đang trong quá trình vận động, có nhiều thay đổi để bảo đảm đúng thẩm quyền, tính ổn định của luật và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Bảo đảm chất lượng cao nhất của các dự án Luật

Cơ bản thống nhất với đề nghị của Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, các dự án Luật được đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan; dứt khoát không quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các Bộ, bảo đảm các dự thảo Luật ngắn gọn, có trọng tâm, trọng điểm, chỉ sửa những vấn đề cấp bách cần sửa.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu đánh giá tác động thận trọng, kỹ lưỡng của các dự án Luật được đề nghị bổ sung vào Chương trình để trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình một kỳ họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín tới đây.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, không vì gấp gáp mà bỏ qua những bước quan trọng trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. “Cần bảo đảm luật sau khi ban hành phải bảo đảm chất lượng và có tuổi thọ”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần bám sát kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội lưu ý, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ cần bảo đảm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, tránh chồng lấn với các luật khác, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Đối với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội lưu ý đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương mới cần dựa trên cơ sở chính trị và tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động đầy đủ, kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu sự tác động... trước khi trình Quốc hội.

cac-dai-bieu-du-phien-hop.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Thời gian rất gấp, cần quyết tâm chính trị rất cao, quyết tâm đến cùng để trình Quốc hội xem xét thông qua các dự án luật về sắp xếp tổ chức bộ máy theo trình tự thủ tục rút gọn. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, chậm nhất ngày 20.1 tới, Chính phủ cần gửi các hồ sơ tài liệu sang Quốc hội để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, bảo đảm chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí thông qua việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 với các nội dung điều chỉnh như Chính phủ đề nghị.

Đối với việc bổ sung dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Chính phủ khẩn trương chuẩn bị hồ sơ dự án Luật, nếu hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị tốt, bảo đảm yêu cầu chất lượng, thì Quốc hội sẵn sàng xem xét thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ Chín theo quy trình rút gọn tại 1 kỳ họp.

Đối với dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Mười và phấn đấu thông qua ngay tại Kỳ họp thứ Mười nếu bảo đảm chất lượng.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 15.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân hai nước
Chính trị

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân hai nước

Sáng 15.4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc, Lễ khởi động “Hành trình đỏ: Nghiên cứu, học tập của thanh niên”, Lễ khởi động cơ chế hợp tác đường sắt Việt Nam - Trung Quốc và Triển lãm ảnh 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15.4, sáng 15.4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình cùng Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

AMH
Chính trị

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 7 văn kiện trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ

Nhân chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, được sự thống nhất của các cấp có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác của Trung Quốc.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Chính trị

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ

Tối 14.4, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới
Sự kiện nổi bật

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14.4, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 150-KL/TW (Kết luận 150) của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.