Tiếp tục có thêm các chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển bền vững

Ngày 11.4, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định” nhằm phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, đánh giá về triển vọng nền kinh tế năm 2024. Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị chính sách giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế theo hướng bền vững.

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trong bối cảnh nhiều bất định -0
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng điều hành Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, trong giai đoạn 2023 - 2024, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia khu vực trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh Việt Nam phải chịu nhiều thách thức, tác động do hậu Covid-19, xung đột địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt. Trong khí đó, nguy cơ lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước, đối tác lớn.

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trong bối cảnh nhiều bất định -0
TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng điều hành Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Cùng với đó là các rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế cũng gia tăng; những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, đói nghèo ngày càng nghiêm trọng…

Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.

Trước bối cảnh đó, TS. Phạm Anh Tuấn khẳng định, công tác điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2023 đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 5,05%, dù thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thế giới (3,1%) và cao mức bình quân trong khu vực ASEAN-5 (4,2%).

Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát thấp, tỷ giá biến động nhỏ, thu chi ngân sách ổn định, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Những kết quả này tạo niềm tin nền kinh tế trong nước đã vượt qua được những thách thức của năm 2023, củng cố nền tảng cho triển vọng phát triển của năm 2024.

Phân tích về những kết quả đã đạt được, các chuyên gia cho rằng, việc thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh một cách tích cực Đảng, Nhà nước, sửa đổi ban hành các chính sách linh hoạt của Quốc hội trước những khó khăn thách thức đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế... Chính phủ có nhiều hoạt động thúc đẩy, cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị: Nghị quyết 93/NQ-CP; Nghị quyết 31/NQ-CP; Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ... Đồng thời, các bộ, ngành cũng có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc triển khai cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, số hóa trong lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng…

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trong bối cảnh nhiều bất định -0
TS. Võ Trí Thành phát biểu tại hội thảo

Đồng tình với quan điểm đó, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua đã có nhiều nỗ lực. Lạm phát được kiểm soát, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng; tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản, khôi phục niềm tin thị trường và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế. Đáng chú ý, việc kích cầu tiêu dùng, du lịch và hỗ trợ người lao động: thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút FDI chất lượng qua tận dụng việc nâng cấp quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, Nhật Bản… cũng được thực hiện một cách hiệu quả, tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra những cảnh báo về các thách thức trong phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và cơ hội theo những xu thế phát triển mới. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với độ mở lớn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt liên quan đến phát huy và đổi mới hệ thống thương mại đa phương, cụ thể hóa các định hướng, sáng kiến hợp tác thương mại và đầu tư mới, hài hòa lợi ích giữa các nước lớn và giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển… Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội chính là những nền tảng không thể thiếu. Quan trọng hơn, cộng đồng doanh nghiệp và người dân vẫn tin tưởng và đồng thuận với các định hướng, giải pháp cải cách và điều hành phát triển kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trong bối cảnh nhiều bất định -0
PGS. TS Trần Đình Thiên phát biểu tại hội thảo

PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã gặp vấn đề không chỉ ở thị trường bất động sản mà là ở cấu trúc toàn thể của thị trường tài chính. Nền kinh tế không thực sự ổn định vào những năm 2021-2022 do những “nghịch lý thành công” khi năng lực điều hành vĩ mô và kiềm chế lạm phát là khá tốt, nhưng nền kinh tế lại bị “nghẽn mạch”.

PGS. TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, tuy số doanh nghiệp thành lập mới lớn, nhưng quy mô doanh nghiệp mới thành lập càng ngày càng nhỏ, dù số doanh nghiệp có tăng lên nhưng tuổi thọ thực sự của doanh nghiệp lại ngắn. Do đó, PGS. TS Trần Đình Thiên cũng khuyến nghị, bên cạnh những giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, cần tiếp tục có thêm các chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững… Đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh nhằm hồi sinh đồng thời phát triển doanh nghiệp Việt Nam và thu hút đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu lên một số vấn đề vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp như: chi phí thực hiện thủ tục hành chính quá cao; nhiều cải cách vẫn chưa được thực hiện kịp thời; một số cách thức quản lý đã cũ; các điều kiện kinh doanh phức tạp, chồng lấn...

Kinh tế

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp
Bất động sản

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp

Lịch sử phát triển của thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của quảng trường trong việc định hình phát triển đô thị, và sau là sự phát triển của bất động sản khu vực. Điều này đã đúng với Việt Nam khi có một dòng sản phẩm đang bắt đầu vươn lên chiếm lĩnh mang tên bất động sản quảng trường.

Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
Kinh tế

Các địa phương tăng cường thu hút đầu tư

Nắm bắt được những tiềm năng, cơ hội, trên cơ sở những chính sách chung của Trung ương, nhiều địa phương trên cả nước đã ưu tiên đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các địa phương tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các nhóm ngành chủ lực...

Hơn 30 doanh nghiệp tham dự Lễ khai mạc Khu gian hàng Việt Nam tại Triển lãm M-Tech Osaka 2024
Kinh tế

Để ngành cơ khí, chế tạo tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Các hoạt động giao thương, tìm hiểu sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ Triển lãm M-Tech Osaka diễn ra vừa qua được kỳ vọng đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển; đặc biệt, sẽ giúp ngành cơ khí chế tạo trong nước tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới
Kinh tế

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới

Hơn 2 thập kỷ trên thị trường đồ uống và gần 3 năm ra mắt phiên bản mới, Number 1 Soya Canxi vẫn duy trì sức hút nhất định đối với người tiêu dùng. Đặc biệt là người tiêu dùng là nữ giới mong muốn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách toàn diện giữa nhịp sống hiện đại. Để giữ vững điều này, thương hiệu đã tập trung đầu tư vào chất lượng nguyên liệu và phát triển công nghệ sản xuất.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải
Kinh tế

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải

Ngay khi sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau, chỉ cần quét mã QRcode nằm bên trong bao phân bón, bà con nông dân có cơ hội trúng xe máy Honda Blade, nhẫn vàng 1 chỉ 99,99 cùng hàng trăm nghìn thẻ nạp hấp dẫn nhiều mệnh giá. Đây là chương trình Mùa Vàng Thắng Lớn 2024 với tổng giá trị lên tới 21 tỷ đồng, triển khai tới hết 28.2.2025 trên toàn quốc.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.